Lịch sử Trung Hoa đã khắc tên những võ tướng nổi tiếng. Tuy nhiên, sức mạnh của những vị tướng đó cũng do chiến mã họ mang theo trên khắp các chiến trường nóng bỏng.

Ngựa Xích Thố làm nên một “Thánh võ”

Trong số những chú ngựa nổi tiếng nhất, ngựa Xích Thố thời Tam Quốc có lẽ được biết đến nhiều nhất. Đây là 1 chiến mã dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng.

Xích Thố ban đầu được Đổng Trác (132 - 192) thu nhận khi còn cầm quân tại Tây Lương. Khi Đổng Trác trở về kinh thành Lạc Dương, ông chịu sự phản ứng gay gắt từ Thứ sử Đinh Nguyên do ý định muốn phế truất ngôi vua. Vốn dĩ, Đổng Trác thích Trần Lưu Vương Lưu Hiệp (sau này là Hán Hiến Đế) lên ngôi.

Vì vậy, ông đã có cuộc họp bàn với nhiều đại thần trong triều đình nhà Hán lúc bấy giờ. Đinh Nguyên phản đối gay gắt còn mang quân đi đánh Đổng Trác. Dưới trướng Đinh Nguyên có dũng tướng Lã Bố được mô tả như địch được cả trăm người. Biết được điều đó, Đổng Trác mưu thu phục Lã Bố về dưới trướng của mình.

Ông bèn sai Lý Túc (người đồng hương có quen biết với Lã Bố) mang theo nhiều của cải, châu báu cùng con ngựa Xích Thố tới gặp Lã Bố. Lý Túc vâng mệnh tới gặp dùng lời lẽ ngon ngọt khuyên Lã Bố sang phụng sự Đổng Trác. Vốn tính ưa danh lợi lại thêm con ngựa Xích Thố, Lã Bố nhanh chóng giết chết chủ tướng Đinh Nguyên, đem quân đến quy thuận Đổng Trác.

nstNgựa Xích Thố làm nên một huyền thoại "Thánh võ" là Quan Vũ. Ảnh minh họa

Đối với 1 mãnh tướng như Lã Bố thời bấy giờ, ngựa Xích Thố là thứ tài sản vô giá. Sau này, Lã Bố cũng mâu thuẫn giết Đổng Trác rồi dùng mưu cát cứ thành Từ Châu.

Đến lúc Tào Tháo chiếm được thành Từ Châu, Lã Bố bị chém đầu. Ngựa Xích Thố về tay họ Tào. Không lâu sau, Tào Tháo tặng ngựa Xích Thố cho Quan Vũ để chứng tỏ sự hậu đãi.

Gặp Quan Vũ, ngựa Xích Thố như gặp được người chủ đích thực. Nhờ đó mà Quan Công đã chinh chiến dọc khắp các chiến trường. Ông giết không biết bao nhiêu vị tướng giỏi khác, lập được nhiều công tích một phần nhờ những bước chân thần vũ của Xích Thố. Đi đến bất cứ nơi đâu, kẻ thù nghe uy doanh Quan Vân Trường cũng khiếp sợ.

Ngựa Đích Lô mang theo điềm “sát chủ”

Ngoài ngựa Xích Thố, có một chú ngựa nổi tiếng khác trong lịch sử Tam Quốc khác mang tên Đích Lô. Đặc điểm của nổi bật khiến người ta chú ý nhất ở Đích Lô chính là dưới khóe mắt ngựa có cái rãnh sâu như giọt nước mắt, màu trắng toàn thân.

Trương Vũ - mưu thần của Lưu Biểu (tự Cảnh Thăng) trở thành người đầu tiên sở hữu ngựa Đích Lô. Trương Vũ làm phản Lưu Biểu. Biểu sai người em họ là Lưu Bị đi đánh dẹp. Cuối cùng, Lưu Bị đánh tan quân Trang Vũ giết chết.

Ngựa Đích Lô trở thành vật sở hữu của Lưu Bị sau trận chiến. Lưu Bị nhìn ngựa rất thích bởi những bước phi thần tốc. Nhân ngày Lưu Biểu mừng chiến thắng, Lưu Bị cao hứng đem tặng người anh đồng tông chú ngựa này.

Tuy nhiên, mưu sĩ dưới trướng Lưu Biểu có khuyên rằng, ngựa mang cái rãnh sâu dưới hốc mắt. Đây là cái điềm “sát chủ”. Bằng chứng nằm ở việc Trưỡng Vũ cưỡi nó đã bị chết thê thảm dưới tay Lưu Bị.

ca8e5e3f-0792-4f2c-a502-9e883ae5cd95Ngựa Đích Lô mang cái điềm "sát chủ". Ảnh minh họa

Nghe vậy, Lưu Biểu giật mình hoảng hốt. Sau đó, ông đem ngựa tặng lại Lưu Bị với lý do Bị hay phải ra chiến trường nên muốn chú ngựa được tung hoành cùng chủ của nó. Không thể chối từ, Lưu Bị đành nhận lại.

Cũng có nhiều vị mưu sĩ khuyên Lưu Bị chú ngựa Đích Lô mang đặc điểm “sát chủ”. Nhưng khác với Lưu Biểu, Bị không nghe mà nghĩ rằng ông có duyên với nó khi 2 lần ngựa đều về lại tay ông.

Theo tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa”, có lần, viên tướng Sái Mạo dưới trướng Lưu Biểu muốn giết Lưu Bị. Hắn liền mời ông đến yến tiệc. Sau đó, Sái Mạo dùng mưu hạ thủ Lưu Bị nhưng Bị có người đến báo cho cưỡi ngựa chạy trốn.

Quân Sái Mạo đuổi theo. Đến 1 khúc sông, Lưu Bị thấy hết đường liền lao xuống. Sái Mạo cho quân lội theo hòng bắt giết nhưng lát sau, Đích Lô ở giữa chồm lên hẳn đỉnh đồi gần đó. Sái Mạo lắc đầu ngao ngán than rằng : “Thần thánh phương nào đã giúp cho Lưu Bị thoát chết”.

Nhờ vậy, càng ngày, Lưu Bị càng thêm tin yêu Đích Lô. Mỗi một trận đánh, ông đều xông pha nơi chiến trường đều có ngựa Đích Lô “đồng hành”.

Cũng theo “Tam Quốc diễn nghĩa”, sau khi chiếm được Kinh Châu, Lưu Bị cho quân đội tiến hành đánh chiếm vùng đất Ích Châu do Lưu Chương nắm giữ. Theo phò trợ ông trong chiến dịch này có quân sư Bàng Thống (tự Sĩ Nguyên).

Trong trận chiến với Trương Nhiệm, Bàng Thống muốn tiên phong đi đầu nhằm mở đường giúp Lưu Bị. Lúc chuẩn bị lên đường, ngựa của Bàng Thống bị sa chân hất ông xuống đất.

Lưu Bị thấy thế liền lấy con ngựa Đích Lô hay cưỡi ra trao cho Bàng Thống nhằm thể hiện tấm chân tình. Bàng Thống cảm động rơi nước mắt. Tuy nhiên, đó cũng trở thành lần cuối cùng gặp nhau giữa 2 người. Ngựa Đích Lô được Bàng Thống cưỡi lên đã tử trận tại gò Lạc Phượng khép lại cuộc đời một danh sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh, uất hận vì chí lớn còn dang dở.

Ngựa Ô Truy cùng “chiến thần” Hạng Vũ 1 thời khuynh đảo thiên hạ

Ngựa Ô Truy vốn thuộc sở hữu của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ (232 - 202 TCN) người nước Sở. Đặc điểm chú ngựa này ở thân hình toàn 1 màu đen tuyền hết sức đặc biệt. Khi ra sa trường, ngựa phi như bay giúp chủ tướng yên tâm lấy đầu quân địch.

Quả như vậy, Trung Hoa thời kỳ Hán - Sở tranh hùng, Hạng Vũ được nhắc đến nhiều nhất. Ông có tài thao lược, sức khỏe phi thường. Mỗi lần ra trận, ông đều làm kẻ thù khiếp sợ bởi sức chiến đấu phi phàm.

Dù còn rất trẻ, Hạng Vũ đã thể hiện được tài năng của mình. Ông cùng người chú mình là Hạng Lương khởi binh tại đất Cối Kê (thuộc nước Sở) kêu gọi nhân sĩ thiên hạ, chống lại nhà Tần.

Trước lời kêu gọi từ Hạng Vũ, hào kiệt khắp nơi ùn ùn kéo về. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng đã đập tan cơ đồ nhà Tần dựng lên suốt 14 năm từ khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước.

Không lâu sau, Lưu Bang (256 - 195 TCN) khởi binh chống lại Hạng Vũ. Từ đó, đất nước Trung Hoa lại trải qua hàng chục năm chiến tranh giữa 2 nhà Hán - Sở. Ngựa Ô Truy bên cạnh Hạng Vũ đã giúp ông thắng không biết bao nhiêu trận trước Lưu Bang.

640074097040415093-1441766997963-44-0-543-679-crop-1441767003171Ngựa Ô Truy cùng "chiến thần" Hạng Vũ khuynh đảo thiên hạ. Ảnh minh họa

Gần như, Hạng Vũ cứ đánh là thắng tiếp tục khiến kẻ thù khiếp sợ. Sau nhiều năm giằng co khốc liệt, Lưu Bang cùng Hạng Vũ ký hòa ước Hồng Câu nhằm phân định ranh giới, tiến tới chấm dứt chiến tranh kéo dài.

Nhưng Lưu Bang vốn dĩ gian xảo. Khi quân Hạng Vũ rút, Lưu Bang tìm cách đánh úp quân Hạng Vũ. Mặc dù bị đánh bất ngờ, Hạng Vũ vẫn dũng mãnh thống lĩnh quân đội đánh tan tác quân Lưu Bang.

Lưu Bang sợ quá liền sai người nhờ Hàn Tín, Bành Việt cùng truy kích Hạng Vũ. Bị 3 mặt vây hãm cùng với việc bị đánh bất ngờ, quân Sở tổn thất nặng nề chạy xuống Cai Hạ.

Quân Hán dùng mưu khiến quân Sở đảo ngũ gần hết. Tại Cai Hạ, lịch sử chứng kiến trận đánh nổi tiếng khi Hạng Vũ cưỡi ngựa Ô Truy đem theo 28 kỵ binh phá tan vòng vây dày đặc của quân Hán.

Sau đó, Hạng Vũ chạy đến bên dòng Ô Giang. Người lái đò khuyên ông về đất Giang Đông dựa vào địa thế hiểm trở giành lại thiên hạ. Tuy nhiên, bởi lòng tự trọng, sự xấu hổ với người dân Giang Đông khi mang theo bao nhiêu vạn quân để rồi trở về chỉ còn 1 mình. Đồng thời, Vũ cũng nghĩ rằng trời muốn diệt quân Sở.

Cuối cùng, Hạng Vũ xin người lái đò chở ngựa Ô Truy vượt dòng Ô Giang để ông tự vẫn. Chiến mã Ô Truy mang theo nỗi hận anh hùng của Hạng Vũ xuôi theo dòng Ô Giang lịch sử.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top