Vệ tinh quan sát Mặt trời và Nhật quyển (SOHO) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ghi lại cảnh một sao chổi bốc hơi và dường như biến mất như thể bị Mặt trời “nuốt chửng”.
Khoảnh khắc cuối cùng khi sao chổi suýt bị Mặt trời “nuốt chửng”.
Video ghi lại cảnh tượng này do SOHO quay được trong khoảng thời gian từ ngày 2/8 tới 4/8. Nó chiếu cảnh sao chổi di chuyển nhanh về phía Mặt trời với tốc độ 600 km/s, Space.com đưa tin.
Sarah Frazier thuộc Trung tâm Không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, bang Maryland (Mỹ) cho hay: “Sao chổi không đâm thẳng vào Mặt trời nhưng di chuyển rất gần xung quanh nó".
Giống như hầu hết các sao chổi Kreutz Sungrazer (nhóm sao chổi có quỹ đạo bay rất gần Mặt trời) khác, sao chổi trong video do SOHO ghi lại đã bị phá hủy và bốc hơi dưới tác động của sức nóng và lực hấp dẫn từ Mặt trời.
Nhà thiên văn học Karl Battams, một thành viên trong dự án Sungrazer Comet Project của SOHO, cho biết ngôi sao chổi này là vật thể nhanh nhất trong hệ Mặt trời bị đốt cháy.
Còn nhà thiên văn học Karl Battams chia sẻ trên Twitter rằng: "Đây là một trong những sao chổi Kreutz sáng nhất mà chúng tôi (NASA) từng gặp trong 21 năm qua".
Sao chổi Kreutz được cho là mảnh vỡ từ một sao chổi lớn duy nhất từng bị phá hủy thành các mảnh nhỏ hơn từ hàng nghìn năm trước. Khi đó, sao chổi lớn ở gần Mặt trời và cấu tạo băng bị vỡ.
Post a Comment