Ăn thịt trứng cùng con non, tích nọc độc từ con mồi hay có thể nuốt được đồng loại dài hơn là 3 trong số những bí mật rợn người về 'sát thủ máu lạnh' đáng sợ bậc nhất trong tự nhiên này.
Các loài rắn không có tai cũng như không có mũi nhưng chúng có khả năng đánh hơi vô cùng điêu luyện. Bên cạnh đó, "những chiếc răng nanh của các loài rắn độc là một trong số những hệ thống vũ khí sinh học tiên tiến nhất trong giới tự nhiên", Freek Vonk, nhà nghiên cứu sinh vật học của Đại học Leiden, Hà Lan, cho biết. Tuy nhiên, "sát thủ máu lạnh" nguy hiểm bậc nhất trong giới tự nhiên còn nhiều điều bí mật chưa từng được biết đến.
Có thể ăn trứng và con non sau kỳ sinh sản
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tới từ Mỹ, Tây Ban Nha và Mexico, loài rắn chuông sẽ ăn những quả trứng hoặc con non không đủ sức sống sau khi sinh.
Sở dĩ, rắn chuông mẹ có hành động này là do nó bị mất nhiều năng lượng trong quá trình sinh nở. Việc ăn trứng và rắn con sẽ giúp cho rắn chuông mẹ lấy lại sức lực để tiếp tục quá trình sinh nở tiếp theo.
Rắn chuông mẹ không thể mạo hiểm đi săn mồi vì sẽ tốn thêm rất nhiều năng lượng. Thậm chí, nó có thể bị tấn công bởi những loài khác trong khi không còn nhiều sức như trước.
Loài ăn thịt đồng loại nhiều nhất trong tự nhiên
Theo nghiên cứu, rắn là loài động vật ăn thịt đồng loại nhiều nhất trong tự nhiên. Thậm chí, một con rắn có thể nuốt được cả đồng loại dài hơn chính nó.
Chuyên gia Kate Jackson cùng các đồng nghiệp tại đại học Toronto (Canada) đã ghi lại toàn bộ quá trình một con rắn ăn thịt con rắn khác dài hơn. Ban đầu, con rắn tấn công đồng loại. Sau đó, nó dùng hàm để ngoạm và sử dụng cột sống để ép, kéo con mồi vào trong.
Khi con mồi đã yên vị trong bụng, con rắn bắt đầu tiết dịch tiết để giảm áp dạ dày và giúp việc tiêu hóa con mồi dễ dàng.
Có thể cảm nhận được nhịp tim
Một con trăn thuộc họ rắn lớn dài khoảng 5,5 m có khả năng cảm nhận nhịp tim. Hãy tưởng tượng, nếu con vật khổng lồ này quấn lấy bạn, đừng nghĩ đến việc bạn có thể giả chết để đánh lừa nó. Vì đơn giản bạn không thể khiến tim mình ngừng đập được.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Dickinson (Mỹ) đã thí nghiệm với một con chuột chết những vẫn được lắp dụng cụ tạo nhịp tim giả. Họ thấy con trăn thả con mồi sớm hơn khi nhịp tim của con chuột ngừng và nếu nhịp tim tiếp tục đập trong hơn 20 phút, con trăn vẫn bỏ cuộc vì nó nhận thấy không thể bóp nghẹt con mồi. Điều này chứng tỏ rằng loài trăn thuộc họ rắn lớn này có thể cảm nhận được nhịp tim.
Tích nọc độc từ con mồi
Khả năng đặc biệt này có ở loài rắn hổ Nhật Bản - Yamakagashi. Rắn Yamakagashi là loài rắn không có nọc độc. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chết bởi một nhát cắn của loài bò sát này.
Thiên nhiên ban tặng cho rắn Yamakagashi một khả năng đó là tích nọc độc từ con mồi của chúng, cụ thể là loài ếch độc. Khi tấn công và nuốt lũ ếch, rắn hổ Yamakagashi tích trữ nọc độc ở hai tuyến ở đằng sau cổ.
Kinh ngạc hơn, khi chiến đấu với kẻ thù hoặc săn mồi, nọc độc được chuyển tới phần răng nanh của rắn hổ Nhật Bản. Chúng sử dụng và biến đổi nọc độc khiến chúng hiệu quả hơn.
Nếu bị rắn hổ cắn, nạn nhân sẽ bị đau tim, khó thở và có thể tử vong ngay sau đó.
Titanoboa - 'sát thủ' khổng lồ đáng sợ nhất của loài bò sát
Cái tên Titanoboa - có nghĩa là "Titanic Boa" - tạm dịch là con trăn khổng lồ. Theo Wikipedia, Titanoboa là loài bò sát lớn nhất thuộc họ rắn, sống cách đây khoảng 60 triệu năm.
Kích thước của Titanoboa có dài tới 13 m và nặng hơn một tấn. Nó sống trong vùng nhiệt đới, nơi có khí hậu ấm áp.
Loài vật hung dữ này giết con mồi bằng cách giống như loài chăn hiện tại hay làm đó là quấn chặt tới khi con mồi nghẹt thở. Với thân hình khổng lồ của chúng, không gì có thể chịu được những cú quấn chặt và sức ép cực lớn.
Post a Comment