Mặc dù trở thành hình tượng được ca ngợi, tuy nhiên, Quan Vũ vẫn để lại nhiều hình ảnh không đẹp trong sử sách.

Quan Vũ (tự Vân Trường) là một trong “ngũ hổ tướng” dưới triều đại Thục Hán. Đồng thời, ông cũng là người em kết nghĩa của Lưu Bị (Hán Chiêu Liệt Đế), anh kết nghĩa của Trương Phi.

Quan Vũ đi theo Lưu Bị từ những ngày đầu thành lập lực lượng. Trải qua bao nhiêu sóng gió, ông trở thành khai quốc công thần nhà Thục Hán. Ông còn được biết đến như một biểu tượng cho sự trung nghĩa vẹn toàn. Vì vậy, sau này mất đi, Quan Vân Trường được dân chúng phụng thờ ở rất nhiều nơi.

Mặc dù trở thành hình tượng đẹp, tuy nhiên, Quan Vũ trong sử sách thật để lại nhiều hình ảnh “xấu xí”.

Ham mê gái đẹp quay ra thù địch với Tào Tháo

Theo tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, hình tượng Quan Vũ được mô tả như một vị dũng tướng hết sức lý tưởng. Đồng thời, ông không phải mẫu người quá đam mê sắc dục như Tào Tháo. Tuy nhiên, do “Tam quốc diễn nghĩa” được tập hợp từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian. Yếu tố chính xác nhiều phần bị sai lệch.

Trong sử sách, thực chất, Quan Vũ cũng như nhiều đấng anh hùng khác. Ông cũng có những ham muốn về thể xác. “Tam Quốc chí” có đề cập đến chuyện, Vũ cùng Tào Tháo từng tranh giành nhau một người đàn bà.

Năm 198, Tào Tháo đích thân đem quân đánh Từ Châu nhằm trừ khử Lã Bố. Khi đó, Quan Vân Trường cùng Lưu Bị đang ở dưới trướng Tào Tháo. Vân Trường được Tào Tháo tin cậy giao cho cầm quân tiên phong.

ktt_13.2_quan_cong1_kienthuc_uibmVì ham mê gái đẹp, Quan Vũ trở mặt với Tào Tháo. Ảnh minh họa

Đến Từ Châu, Quan Vũ phát hiện ra vợ Lã Bố là nàng Đỗ Thị. Được ngắm nhìn dung mạo xinh đẹp của nàng, Quan Vũ mê mẩn quyết tâm công phá thành Từ Châu. Thậm chí, để chắc chắn chiếm đoạt được người đẹp, Quan Vũ còn nói trước với Tào Tháo rằng, nếu hạ được thành xin người đẹp về làm vợ.

Tào Tháo lúc đó mải để ý việc quân nên đồng ý ngay. Tuy nhiên, sau khi hạ được Từ Châu, chém được Lã Bố, Tào Tháo thấy nàng Đỗ Thị nhan sắc tuyệt trần. Vốn tính háo sắc có thừa, Tháo liền chiếm đoạt lấy làm của riêng mình. Quan Vũ biết chuyện trong bụng rất căm tức nhưng chưa thể làm gì Tào Tháo được bởi biết mình đang dưới trướng quân Tào.

Khi Tào Tháo ổn định được tình hình Từ Châu, ông mang quân về Lạc Dương yết kiến vua Hán Hiến Đế. Trong một lần đi săn cùng vua, Tào Tháo thể hiện thái độ ức hiếp vị vua bù nhìn này.

Văn võ bá quan còn trung thành với nhà Hán hết sức căm phẫn. Vốn đã căm Tào Tháo sau chuyện bị nẫng mất người đẹp, lại thấy ngứa mắt hành động hiếp đáp nhà vua, Quan Vũ định rút gươm chém Tào Tháo nhưng bị Lưu Bị ngăn cản.

“Tam quốc diễn nghĩa” mô tả sự việc này đơn thuần xuất phát từ lòng trung của Quan Vân Trường. Tuy nhiên, sự thực lịch sử thì lòng trung chỉ một phần. Phần nhiều do Tào Tháo cướp mất “người trong mộng” đã trở thành nguyên nhân dẫn đến hành đồng suýt giết Tào Tháo.

Ích kỷ, nhỏ nhen không biết vì việc xã tắc

Mặc dù được nhiều người kính nể, Quan Vũ vẫn mắc thói ích kỷ, nhỏ nhen. Chính điều này đã gây ra không ít tai họa cho ông sau này.

Tiêu biểu chính là việc đi so đo, tính toán với những vị tướng khác cùng chiến tuyến, suýt gây ra bất hòa nội bộ trong triều đình Thục Hán.

Trước hết, thói ích kỷ của Quan Vũ thể hiện ở việc, ông tỏ ra bất mãn trước quyết định sắc phong “ngũ hổ tướng” (5 vị tướng đứng đầu nhà Thục Hán). Bởi lẽ, trong danh sách đó có 2 người ông không phục là lão tướng Hoàng Trung cùng Mã Siêu.

Quan Vũ cho rằng Hoàng Trung quá già nên không xứng đáng đứng trong hàng ngũ những tướng lĩnh cao cấp của triều đình Thục Hán. Ông tỏ ra khinh miệt, buông những lời mỉa mai đối với lão tướng đầy trung nghĩa kia.

Mặt khác, do không nể Mã Siêu, Quan Vũ liền viết thư gửi Thừa tướng Gia Cát Lượng tỏ rõ mong muốn giao chiến một trận sống mái nhằm khẳng định đẳng cấp của mình với Mã Siêu. Dù cho, thời điểm đó, ông đang nhận lệnh bảo vệ Kinh Châu – vị trí quan trọng về quân sự đối với quân Thục Hán.

Chính việc này đã chứng tỏ, Quan Vũ không biết gạt bỏ đi cái sự tự phụ của bản thân để vì mục tiêu, lợi ích đối với đất nước. Nhiều sử gia chỉ trích gay gắt hành động này.

Nhận thấy sự kiêu ngạo từ Quan Vũ, Khổng Minh đành khoét sâu vào nhược điểm này để giữ hòa khí bằng cách viết một lá thư với hàm ý nói Quan Vũ hơn hẳn Mã Siêu. Quan Vũ nhận thư xong liền cười lớn khoe với hết đám bộ hạ rồi nhiều người khác nữa để cho mọi người thấy tài năng của bản thân. Ông cũng không quên tán dương rằng Khổng Minh quá hiểu ông. Kỳ thực, việc dùng bức thư nâng Quan Vũ lên tận mây xanh vốn là một kế sách hết sức khôn ngoan từ vị quân sư Gia Cát Lượng. Nhờ đó, nhà Thục Hán tránh được sự mâu thuẫn, bất hòa khi mới thành lập.

Kiêu căng, ngạo mạn dẫn đến chuyện mất Kinh Châu

Như đã nói, vùng đất Kinh Châu mang một ý nghĩa hết sức quan trọng về quân sự lẫn chính trị đối với nhà Thục Hán. Bởi lẽ, nơi đây cận kề 2 kẻ luôn thích nhăm nhe, chiếm đoạt là Tào Tháo và Tôn Quyền. Do đó, Khổng Minh ngày đêm lo lắng tìm người đủ khả năng giữ vị trí này.

Mặc dù Quan Vũ nhận nhiệm vụ song Khổng Minh chưa bao giờ yên tâm. Trước khi rời khỏi đây, ông bày cách cho Quan Vũ giữ đất bằng cách : “Liên Ngô kháng Tào”. Thực tế ra, chỉ có cách này mới đảm bảo sự tối ưu nhất trong việc giữ Kinh Châu. Quan Vũ tuy có nghe lời nhưng hoàn toàn không mấy để tâm.

luu-bi-muon-tay-ton-quyen-de-triet-ha-quan-vuKiêu căng, tự phụ, Quan Vũ để mất Kinh Châu. Ảnh minh họa

Nó thể hiện ở việc Tôn Quyền muốn kết thông gia với Quan Vũ. Nhưng, thay vì đồng ý hoặc chí ít tìm cách từ chối khéo thì ông lại nói điều xúc phạm đến danh dự của Tôn Quyền: “Con gái ta như loài hổ, lại thèm gả cho loài chó à”.

Hay tin, họ Tôn giận tím mặt trước những lời lẽ khinh miệt liền có ý ngả sang liên thủ với Tào Tháo. Quan hệ giữa Đông Ngô với Thục Hán ngày càng căng thẳng hơn. Tào Tháo tranh thủ khoét sâu vào mâu thuẫn này nhằm có lợi cho mình.

Khi Lưu Bị đánh chiếm được Đông Xuyên từ tay Tào Tháo, trên đà thắng lợi, Bị sai Quan Vũ đánh chiếm Tương Dương. Quan Vũ liền sai My Phương, Phó Sĩ Nhân đóng giữ những vị trí hiểm yếu tại Kinh Châu để mình rảnh tay đi đánh Tào Nhân.

Tôn Quyền biết được tin đó liền lập mưu chiếm bằng được Kinh Châu nhân lúc Quan Vũ mang quân đi xa. Ông sai Lã Mông tìm kế dụ hàng My Phương, Phó Sĩ Nhân. Trước kia, Quan Vũ có thói ngạo mạn nên hay tỏ ra khinh bỉ những bậc sĩ phu trong đó có 2 người trên.

Vì vậy, khi nhận được thư dụ hàng của Lã Mông, My Phương cùng Phó Sĩ Nhân lập tức đồng ý. Lúc Quan Vũ bị Từ Hoảng đánh bại, ông lui về thì 2 vị trí hiểm yếu bị mất. Những người khác cũng không đến ứng cứu. Do đó, chẳng bao lâu sau, Quan Vũ bị Lã Mông bắt rồi bị Tôn Quyền chém đầu.

Chính sự kiêu ngạo của Quan Vũ đã trở thành gốc rễ gây nên những mâu thuẫn phá hỏng kế sách “Liên Ngô kháng Tào”. Qua đó, nhiều sử gia phê phán, chỉ trích nặng nề ông trong việc để mất Kinh Châu khiến cho Thục Hán mất đi hẳn một vị trí quân sự hiểm yếu.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top