Trung Quốc: dã tâm xâm lược Việt Nam
VOA ngày 22.3 đưa tin: Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tháng trước đã ngưng một dự án làm đường của chính quyền một thành phố nằm gần biên giới với Việt Nam vì lo ngại nó có thể được sử dụng cho một “cuộc xâm lược của Việt Nam”.
Theo bài báo, một bản tin đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc dẫn lời một quan chức phụ trách các vấn đề biên giới ở thành phố Phòng Thành Cảng thuộc Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây nói rằng, một khi được hoàn thành, tuyến đường nối liền một ngôi làng ở vùng biên giới với thành phố Phòng Thành Cảng cách đấy 100 cây số “thực sự là mối đe dọa cho an ninh và quốc phòng” của Trung Quốc.
Đây là một bằng chứng nữa cho thấy, Trung Quốc luôn sẵn sàng cho một cuộc xâm lược mới nhằm vào Việt Nam, đặc biệt là cuộc chiến nhằm thôn tính và kiểm soát hoàn toàn quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo các chuyên gia quân sự, một khi Trung Quốc tấn công Trường Sa, quân đội Việt Nam có thể vượt biên giới tấn công vào các cơ sở kinh tế hay quân sự của Trung Quốc ở gần khu vực biên giới. Mục đích của cuộc tấn công sang Trung Quốc không chỉ nhằm trả đũa hành động xâm lược của Bắc Kinh, mà còn nhằm mục đích chia sẻ hoả lực và ủng hộ tinh thần cho các lực lượng bảo vệ Trường Sa, buộc Trung Quốc phải rút quân.
Việt Nam: mở toang cửa ngõ đón quân thù
Việc Trung Quốc vẫn nung nấu dã tâm thôn tính Việt Nam thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên, bởi dòng máu họ Bành dường như đã chảy trong huyết quản của người Hán ngay từ thuở “khai thiên lập địa”, mà mảnh đất phương Nam thì luôn khiến họ thèm khát từ hàng ngàn năm nay.
Điều đáng ngạc nhiên ở đây là không hiểu sao chính phủ Việt Nam lại cứ như mở toang cửa ngõ biên giới của mình để “mời chào” đội quân xâm lược đến từ phương Bắc.
Tuyến đường cao tốc Lào Cai – Hà Nội đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh thông xe vào ngày 21/9/2014. Đây là tuyến cao tốc hiện đại dài nhất Việt Nam, với 245km, đi qua 5 tỉnh thành là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Nhờ tuyến đường mới này mà thời gian đi xe từ Lào Cai về Hà Nội được rút xuống một nửa, chỉ còn 3-4 giờ.
Tháng 11/2014, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cho phép tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư dự án đường cao tốc Móng Cái – Hạ Long và đang được lãnh đạo tỉnh này khẩn trương triển khai, song song với dự án cao tốc Hạ Long – Hải Phỏng.
Tháng 10/2014, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã đồng ý triển khai đầu tư cho tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn (đoạn Bắc Giang – Lạng Sơn). Dự kiến dự án này sẽ được triển khai trong đầu năm 2015.
Ngày 7/9/2014, tại lễ khởi công xây dựng tuyến đường cao tốc Thái Nguyên – Bắc Kạn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo sẽ đầu tư xây dựng tuyến cao tốc từ Bắc Kạn lên Cao Bằng.
Cách đây 1 năm, Bộ Giao thông – Vận tải cũng đã thông qua báo cáo phương án xây dựng tuyến đường kết nối đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai với Lai Châu và Hà Giang.
Các hướng tiến quân và vùng chiến sự chính trong cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979 (Ảnh: Wikipedia)
Như vậy, các hướng tiến quân chính của Trung Quốc trong cuộc xâm lược Việt Nam từ 17/2 – 16/3/1979 (Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu) đều đã hoặc sắp có đường cao tốc nối từ biên giới Việt -Trung về Hà Nội.
Trước khi diễn ra cuộc xâm lược quân sự, các tuyến đường cao tốc này đã góp phần vô cùng quan trọng giúp Trung Quốc giành chiến thắng ngoạn mục trong cuộc xâm lược Việt Nam về kinh tế.
Kế hoạch xâm lược Việt Nam của Trung Quốc
Tháng 8.2008, một số trang mạng ở Trung Quốc như Sina.com đã đăng bản kế hoạch xâm lược Việt Nam trong 31 ngày dưới tựa đề “Quân Đội Trung Quốc hãy dùng Phương án A để tấn công VN!”, khởi đầu bằng 5 ngày tấn công bằng tên lửa rồi tới cao trào là tiến quân bằng đường bộ với 310.000 lính tràn vào Việt Nam từ Vân Nam, Quảng Tây và Nam Hải.
Bản đồ tác chiến trong kế hoạch xâm lược Việt Nam của Trung Quốc.
Trung Quốc hiện đã kiểm soát được một khu vực đất đai và mặt biển rộng tới 3.300ha (bằng 1,2 lần diện tích Macao) ở Vũng Áng, trong đó có cảng nước sâu Sơn Dương, ngay dưới chân đèo Ngang (Hà Tĩnh). Ở đây, “nhà đầu tư” Formosa đã xây dựng những công trình rất đáng ngờ như đường hầm chạy thẳng ra biển, hay toà nhà 9 tầng toàn bằng bê tông cốt thép, không sử dụng lấy 1 viên gạch nào.
Như vậy, thay vì dùng hải quân đánh vào Thanh Hoá như sơ đồ tác chiến trên, từ căn cứ Formosa Hà Tĩnh, Trung Quốc chỉ cần một lực lượng quân sự nhỏ là đủ để chia cắt Việt Nam thành hai phần ở đèo Ngang, một vị trí hết sức hiểm yếu về an ninh – quốc phòng.
Cấu kết?
Các tuyến đường cao tốc giúp Trung Quốc khai thông các hướng tiến quân xâm lược Việt Nam và việc người bạn “4 tốt, 16 vàng” này chiếm lĩnh được những vị trí hiểm yếu về an ninh – quốc phòng như Vũng Áng cùng chia sẻ một điểm chung: chúng đều là “tác phẩm” của cặp bài trùng Hoàng Trung Hải – Nguyễn Tấn Dũng.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải là người ký Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2008 “đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa – Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” và Công văn số 869/TTg-QHQT ngày 6/6/2008 “đồng ý việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”.
Tất cả những văn bản do mình ký, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đều ký nhân danh Thủ tướng Chính phủ, nên dĩ nhiên ông Nguyễn Tấn Dũng đều biết, bởi ông ta được báo cáo theo đúng quy định. Mới đây, sau gần 1 năm “ngâm” kết luận thanh tra sai phạm ở Hà Tĩnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thống nhất với kết luận về sai phạm trong việc cấp phép tới 70 năm cho dự án Formosa, mà chính quyền Hà Tĩnh nói là do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo, nhưng lại đồng ý bảo lưu thời hạn đã cấp phép này.
Ông Hoàng Trung Hải là Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế ngành”, gần như nắm trong tay cả nền kinh tế Việt Nam. Ông Hải được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao phụ trách những bộ quan trọng nhất của nền kinh tế: Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn; Bộ Giao thông – Vận tải; Bộ Xây dựng; và Bộ Tài nguyên – Môi trường.
Ngoài ra, ông ta còn được Thủ tướng tin tưởng giao phó hàng loạt ban bệ trọng yếu khác như Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; Ban Chỉ đạo Quy hoạch và Đầu tư Xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội; Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông – Vận tải; Ban Chỉ đạo Nhà nước về Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận; Ban Chỉ đạo Xây dựng Nhà Quốc hội; Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia; Ban Chỉ đạo Quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi; Uỷ ban An ninh Hàng không Dân dụng Quốc gia; Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, v.v.
Điều đặc biệt đáng quan ngại ở đây là: Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã bị tố cáo từ nhiều năm nay là một người Hán khai man lý lịch hòng “chui sâu, leo cao” trong hàng ngũ lãnh đạo ở Việt Nam. Việc giao cho một người Hán trá hình vô số trọng trách quán xuyến cả nền kinh tế và ảnh hưởng đặc biệt lớn đến nền an ninh – quốc phòng của nước nhà rồi tiếp tay, đồng loã để cho ông ta gây ra bao hậu quả vô cùng nguy hại cho đất nước rõ ràng là hành động phản quốc của người đứng đầu chính phủ Việt Nam.
Sau tất cả những gì đã xảy ra, dư luận có đủ lý do để kết luận rằng: tình trạng nền kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc cũng như việc nhiều vị trí hiểm yếu về an ninh – quốc phòng bị Trung Quốc khống chế thông qua các dự án kinh tế trá hình là do sự cấu kết giữa Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Lê Anh Hùng
VOA
Post a Comment