Thế giới tự nhiên vốn khắc nghiệt, song cái chết của hổ mang chúa trong cặp hàm vô địch của cá sấu nước mặn là kết cục quá khốc liệt mà nó phải nhận.

Nổi tiếng trong thế giới động vật bởi nọc độc và khả năng di chuyển "thần sầu" là thế mà rắn hổ mang chúa cũng có lúc phải "thất thủ" trước cặp hàm và độ tấn công nhạy bén, chính xác của "chúa tể đầm lầy".

Cá sấu nước mặn được xem là loài bò sát lớn nhất trên Trái Đất. Một con cá sấu nước mặn trưởng thành có thể dài 7 mét và nặng hơn 1,2 tấn.

Hổ mang chúa chết thảm trong

Hình dáng đáng sợ của cá sấu nước mặn

Không chỉ sở hữu vẻ ngoài đe dọa đáng sợ, cá sấu nước mặn còn có bộ hàm cực khỏe với gần 70 cái răng sắc nhọn.

Thức ăn của kẻ được mệnh danh là "bậc thầy săn mồi" sống rải rác từ Đông Ấn, Đông Nam Á và Bắc Úc này vô cùng phong phú, chúng có thể chén ngon lành các loài côn trùng nhỏ, động vật lưỡng cư, bò sát, giáp xác và cá.

Hổ mang chúa chết thảm trong

Cặp hàm cắn nát mọi thứ của cá sấu nước mặt. Ảnh: Soha

Vì có bộ da dày và tốc độ di chuyển "thần sầu", chúng không ngại đi săn rắn hổ mang chúa, loài rắn dài nhất thế giới và có nọc độc cực mạnh.

Vậy mà, chỉ một giây lơ đễnh, chú rắn hổ mang chúa con vì mải uống nước ở một con suối nhỏ đã không chú ý tới cặp mắt "tử thần" của cá sấu nước mặn.

Hổ mang chúa chết thảm trong

Rắn hổ mang chúa con không biết rằng, chính lúc nó đi uống nước là lúc nó phải vĩnh biệt cuộc đời

Con rắn hổ mang vừa nở không biết rằng, ngày nó chào đời cũng là ngày nó phải nói lời vĩnh biệt với cuộc sống. Thế giới tự nhiên vốn khắc nghiệt, nhưng cái chết của con rắn con là kết cục quá khốc liệt mà nó phải nhận.

Video: Rắn hổ mang chúa chết thảm trong hàm cá sấu

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top