Cùng với sự phát triển về mặt khoa học, đề xuất trộn tế bào người vào phôi thai động vật đã được các nhà nghiên cứu nêu ra và tiến hành ở một số quốc gia.
Thần thoại Hy Lạp có những nhân vật nửa người nửa thú như Centaur (người-ngựa), Echidna (người-rắn), Mermaid (người–cá), Minotaur (người–bò), Siren (người–chim. Đặc biệt nhất là nhân vật do 3 loài hợp lại mà thành như Chimera, một nữ quái vật có đầu sư tử, thân dê, đuôi rồng.
Những nhân vật lai người như vậy tưởng chỉ bắt gặp trong các câu truyện thần thoại và không ai dám tưởng tượng thế giới thực sẽ có kiểu lai tạo “kỳ dị” đó.
Thế nhưng, giờ đây các nhà khoa học ở một số nước trên thế giới đã để xuất trộn tế bào người vào phôi thai động vật, phục vụ mục đích y học.
Trên thực tế, những nghiên cứu kết hợp tế bào của con người và động đã diễn ra trong nhiều thập kỷ. Các nhà khoa học thường xuyên cấy khối u của người vào chuột, và van tim lấy từ lợn và bò thường được sử dụng cho bệnh nhân tim. Tuy nhiên, đề xuất trộn tế bào người vào phôi thai động vật thì lại là một kịch bản khác, gây rất nhiều tranh cãi về mặt đạo đức.
Những ý tưởng đầu tiên
Với những tiến bộ của khoa học, nhất là sinh học và y học, con người có tham vọng thay quyền của Tạo hóa, “phát minh” ra những gì mà thiên nhiên chưa hề tạo ra.
Theo VietnamNet, từ cuối thế kỷ trước, trong phòng thí nghiệm của nhà khoa học Đan Mạch là Steen Willad đã xuất hiện một con vật kỳ dị gây ra sự sửng sốt của giới sinh học. Nó có đầu dê nhưng bộ lông lại dày và xoăn tít của cừu. Con vật lai này được gọi là làng với cái tên là “geep” (tên ghép của 2 từ goat -dê và sheep -cừu).
Từ ngày đó đến nay, áp dụng những phát minh gây chấn động thế kỷ 20 là phương pháp sinh sản vô tính, biến đổi gen, nuối cấy tế bào gốc, nhiều con vật lạ lùng khác đã lần lượt ra đời trong các phòng thí nghiệm thế giới.
Phôi thai tạp giao ở Anh
Tháng 7/2011, tờ DailyMail của Anh công bố một thông tin gây sốc rằng giới khoa học nước này đã tiến hành nghiên cứu phôi thai tạp giao giữa người và con vật trong suốt ba năm.
Ngày 26/8/2011, hình ảnh chú chuột có đôi tai của người, kết quả nghiên cứu của tiến sĩ y khoa Yilin, khiến dư luận không khỏi sửng sốt.
Ngoài ra, một thông tin gây sốc khác vào thời điểm đó là hơn 150 phôi thai người lai thú đã được tạo ra trong một phòng thí nghiệm bí mật tại Anh.
Để tạo ra các nhân thú này, các nhà khoa học phải tiến hành theo ba phương pháp. Thứ nhất là tạp giao, dùng tinh trùng của một loài động vật cho thụ thai với trứng của một loài khác. Thứ hai là cấy tế bào thai của loài động vật này với tế bào thai của một loài động vật khác. Phương pháp thứ ba là lấy nhân tế bào của trứng động vật ra rồi cấy ghép nhân tế bào của con người thay thế vào đó.
Phát hiện gây shock này chỉ sau một ngày uỷ ban các nhà khoa học kêu gọi đảm bảo những nguyên tắc trong việc tạo ra và sử dụng phôi lai, cùng cảnh báo viễn cảnh về một "Hành tinh khỉ".
Các nhà khoa học lo ngại sẽ tạo ra những con quái vật giống của Frankenstein, nhân vật trong một bộ phim khoa học giả tưởng, nếu xảy ra sai sót. Rất nhiều người phản đối gay gắt và cho rằng đây là việc làm vi phạm đạo đức, là hành vi tự hủy hoại chính mình của loài người.
Còn những người ủng hộ cho rằng, đây sẽ là một bước tiến mới của thời đại bởi nó đem lại nhiều lợi ích trong việc tạo ra phôi lai để phát triển tế bào gốc, nhằm chữa trị những căn bệnh nan y hiện nay. Nhiều ý kiến còn lên tiếng yêu cầu hợp pháp hóa nghiên cứu này.
Cấy bộ phận người trong cơ thể lợn
Tháng 6, trang Khoahocphattrien.vn đưa tin, nhóm nghiên cứu Davis thuộc Đại học California (Mỹ) đang thực hiện cấy tế bào gốc của người vào phôi lợn để tạo phôi người - lợn, còn được gọi là chimera. Các phôi lai này sẽ được ghép vào lợn nái trước khi chu kỳ mang thai kết thúc 28 ngày. Sau đó, các mô phát triển sẽ được lấy ra để phân tích. Những con lợn trong thí nghiệm sẽ có bề ngoài và hành vi giống mọi con lợn bình thường, ngoại trừ việc một bộ phận trong cơ thể chúng được tạo thành từ các tế bào người.
Việc phát triển phôi người - lợn nằm trong một dự án khắc phục tình trạng khan hiếm tạng ghép. Ông Pablo Ross - trưởng nhóm nghiên cứu - nhấn mạnh: “Hy vọng của chúng tôi là phôi người - lợn sẽ phát triển bình thường, tuyến tụy của con người sẽ được nuôi cấy và phát triển giống như ở trong cơ thể người và tương thích với bệnh nhân cần ghép tạng”.
Ban đầu, nhóm nghiên cứu tiêm tế bào gốc con người vào phôi lợn chưa tạo ra khoảng trống gene nên các tế bào người đã phải "cạnh tranh" với tế bào lợn. Sau đó, bằng việc xóa bỏ một gene quan trọng trong việc hình thành tuyến tụy của lợn, họ hy vọng các tế bào người sẽ thành công trong việc hình thành tuyến tụy (tương tự của người) trong cơ thể lợn.
Năm 2015, Viện Y tế quốc gia Mỹ đã cấm tài trợ các thí nghiệm như vậy. Họ lo ngại các tế bào gốc của người được tiêm vào phôi lợn có thể di chuyển đến não lợn, khiến chúng trở nên “giống con người hơn”.
Nhưng một năm sau, chính viện này lại đề nghị tài trợ cho nghiên cứu cấy ghép tế bào của con người vào một số loài động vật, bao gồm thí nghiệm dùng tế bào người để bổ sung hoặc làm biến đổi chức năng bộ não động vật.
Các dự án tiêm tế bào gốc con người vào phôi động vật tuy mở ra hy vọng cung cấp nguồn tạng ghép quý giá và phục vụ y học nhưng vẫn gây nhiều tranh, trước hết liên quan đến vấn đề đạo đức.
Sự xuất hiện của sinh vật người lai thú giờ đây không phải là chuyện hoang đường khi các nhà khoa học ở một số nước trên thế giới đưa ra đề xuất và tiến hành trộn tế bào người vào phôi thai động vật. Mục đích của các đề xuất là để tìm ra những phương pháp mới, dược phẩm mới có thể chữa bệnh cho con người. Nhưng việc tạo ra loài tạp giao này cũng tiềm ẩn những rủi ro và gây nhiều tranh cãi về đạo đức. Trên thế giới đã có những phôi thai người lai thú nào? Các nhà khoa học tạo ra sinh vật “kỳ dị” đó ra sao?... cùng nhiều câu hỏi khác về sinh vật người lai thú sẽ được giải đáp trên Tintuc.com.vn vào 20h mỗi tối. Mời quý độc gia đón đọc. |
Post a Comment