Để đối phó với nhiều trường hợp khẩn cấp khác nhau, như chiến tranh, thiên tai và dịch bệnh (như dịch viêm phổi Vũ Hán), chính phủ Liên bang Đức đã có hai phương án khẩn cấp: Một là chính phủ chịu trách nhiệm dự trữ vật tư cứu tế; hai là động viên người dân dự trữ vật phẩm cấp cứu ở nhà, để có thể bình tĩnh ứng phó với khủng hoảng trong trường hợp khẩn cấp.

Chính phủ Đức kiến nghị người dân dự trữ vật tư cấp cứu trong nhà để đối phó với khủng hoảng.

Chính phủ Đức kiến nghị người dân dự trữ vật tư cấp cứu trong nhà để đối phó với khủng hoảng. (Ảnh: DW)

Đức dự trữ 800.000 tấn lương thực tại 150 địa điểm bí mật

Theo Deutsche Welle, Văn phòng Cứu trợ tai nạn và Bảo hộ Dân sự Liên bang thuộc Bộ nội vụ Liên bang (trang web: https://www.bbk.bund.de) thường xuyên công bố danh sách vật tư dự trữ để người dân tham khảo.

Theo đó, Đức đã dự trữ 800.000 tấn lương thực tại 150 địa điểm bí mật, trong trường hợp khẩn cấp, mỗi người dân có thể nhận được 10kg lương thực dự trữ.

Mỗi người trưởng thành nên dự trữ lượng thức ăn cho 10 ngày

Văn phòng Cứu trợ tai nạn và Bảo hộ Dân sự Liên bang cho biết, một người có thể sống sót trong ba tuần mà không cần thức ăn, nhưng chỉ sống được 4 ngày nếu không uống nước. Do đó, mọi người phải dự trữ nước khoáng, nước trái cây và đồ uống có thể lưu trữ trong thời gian dài, mỗi người phải lưu trữ ít nhất 20 lít nước uống, 3.5 kg gạo và mì, 6.5 kg rau đóng hộp, trái cây sấy khô, 2.6 kg sữa và cá thịt dễ dàng lưu trữ, thịt chế phẩm và bột trứng, đảm bảo giữ lạnh hầu hết thực phẩm.

Đồng thời, cơ quan cứu trợ còn nhắc nhở người dân chú ý đến thời hạn sử dụng của thực phẩm, bảo quản chúng ở nơi khô ráo và mát mẻ.

Khi dự trữ thực phẩm, cũng nên xem xét các nhu cầu đặc biệt của những người mắc bệnh tiểu đường, dị ứng, trẻ sơ sinh và vật nuôi.

Đảm bảo dự trữ thuốc men và để ý hạn sử dụng trong hòm y tế khẩn cấp gia đình

Cơ quan cứu trợ nhắc nhở người dân, trong nhiều gia đình, hòm thuốc là tập hợp các loại thuốc cũ và quá hạn sử dụng. Thuốc quá hạn không chỉ sẽ mất đi hiệu quả, mà còn rất nguy hiểm. Vì thế, điều quan trọng là dự trữ đủ thuốc thuốc men và đảm bảo hạn sử dụng.

Những loại thuốc cấp cứu dự phòng sẵn ở gia đình như thuốc cảm, băng keo cá nhân, thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc trị tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa. Ngoài ra, còn có thể dự trữ các loại thuốc chống côn trùng cắn và cháy nắng, các loại thuốc khử trùng da và vết thương, cũng như nhiệt kế, nhíp, băng vải, thạch cao, kéo… Dự trữ chúng cùng một chỗ, có thể khóa trong tủ để tránh xa tầm tay trẻ em.

Chính phủ Đức kiến nghị: Dự trữ vật tư cấp cứu tại nhà để đối phó với khủng hoảng (ảnh 2)

Dự trữ vật tư trong trường hợp khẩn cấp, quan trọng nhất là vẫn phải có đủ nước để uống. (Ảnh: DW)

Chuẩn bị trong trường hợp bị cúp điện

Mọi người bây giờ phụ thuộc nhiều vào điện, khí đốt tự nhiên, dầu hỏa hoặc máy sưởi, một khi mất điện, điện thoại di động hết pin, hệ thống sưởi bị dừng, không có nước nóng, máy tính không hoạt động, máy pha cà phê bị tắt, đèn bị tắt… ảnh hưởng đến mọi khía cạnh.

Cơ quan cứu trợ nhắc nhở, nếu bạn có lò sưởi hoặc bếp lò, bạn nên dự trữ than, gỗ và các nhiên liệu khác. Nến, đèn pin, đèn dự phòng, pin, diêm, bật lửa,… cũng rất cần thiết.

Giữ các tài liệu quan trọng trong một cái túi, để các thành viên trong gia đình đều biết vị trí của chúng

Giữ các tài liệu quan trọng trong một cái túi, trong trường hợp khẩn cấp, tất cả các thành viên trong gia đình đều phải biết vị trí của túi. Những tài liệu này bao gồm: giấy khai sinh, kết hôn, chứng tử của các thành viên trong gia đình; sổ tiết kiệm, hợp đồng tài khoản, cổ phiếu, chứng khoán, đơn bảo hiểm, lương hưu, chứng nhận thu nhập, chứng chỉ thuế; thẻ căn cước, hộ chiếu, bằng lái xe, giấy tờ xe, chứng nhận học lực và các chứng nhận chuyên môn khác…

Chuẩn bị hành lý cấp cứu để có thể rời khỏi nhà bất cứ lúc nào

Nếu trường hợp khẩn cấp xảy ra và phải sơ tán khẩn cấp, trong trường hợp bạn có thể cần một thời gian dài để trở về nơi cư trú, hãy nhớ chuẩn bị hành lý khẩn cấp cho mình trước.

Các đồ để xếp vào trong hành lý có thể là: quần áo và đồ dùng vệ sinh trong nhiều ngày; áo mưa, quần đi mưa, ủng đi mưa, khẩu trang, thẻ căn cước, tiền mặt, vật phẩm quý giá, ít nhất có lượng thực phẩm dùng cho 2 ngày, bình nước, bộ đồ ăn, đèn pin, túi ngủ, tấm thảm, radio, pin dự phòng, máy ảnh, điện thoại di động, thuốc cá nhân, đồ sơ cứu,…

Sổ tay khẩn cấp do Văn phòng Cứu trợ tai nạn và Bảo hộ Dân sự Liên bang cấp có nội dung: “Đức có cơ chế khẩn cấp rất tốt để ngăn chặn các loại thảm họa khác nhau. Tuy nhiên, dù cơ chế cứu hộ có tốt đến đâu cũng không thể không có sơ hở và khó có thể đạt được hiệu quả cao kịp thời. Do đó, mỗi người đều nên lên kế hoạch trước, chuẩn bị tốt công tác tự cứu hộ”.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top