Các nghiên cứu này trông có phần quái đản nhưng đã giúp con người mở rộng tầm hiểu biết về sex - một chủ đề luôn được gắn mác "nhạy cảm".
Sex, cái tên thường khiến người ta liên tưởng đến những điều thiếu đứng đắn hoặc xấu xa. Thế nhưng, cũng giống như hoạt động hít thở hay ăn uống, sex vốn là một phần không thể thiếu trong đời sống của nhân loại.
Vì thế từ lâu các nhà khoa học xem "chuyện ấy" như lĩnh vực cần được nghiên cứu kĩ lưỡng. Có điều sex không chỉ là bản năng, mà còn liên quan đến tâm sinh lý và kể cả ảnh hưởng bởi định kiến xã hội, do đó rất khó khăn để có thể đưa ra được các kết luận chính xác. Trong hoàn cảnh như vậy, một số nhà khoa học đã thể hiện sự "sáng tạo" có đôi chút khác người của họ để giải mã những bí mật tưởng chừng như không thể.
Mọi người chấp nhận quan hệ đồng tính nhờ nghiên cứu của... một người thích nhìn trộm
Vào những năm 1960, trên thế giới nói chung và tại nước Mỹ nói riêng người đồng tính vẫn còn phải chịu nhiều kì thị, thậm chí bị đánh đập nếu bị phát hiện ra giới tính thật.
Do đó với Laud Humphreys, người muốn nghiên cứu luận án tiến sĩ về thói quen tình dục của các gay - đồng tính nam, mọi việc phải được tiến hành một cách bí mật.
Ban đầu, ông vào vai một kẻ nhìn trộm tại các nhà vệ sinh công cộng - là nơi mà người đồng tính nam thường hay tụ tập và làm "chuyện ấy". Humphreys thu thập dữ liệu về địa điểm, tần số xuất hiện, vai trò trong mối quan hệ, và tuổi của các đối tượng.
Sau một thời gian quan sát, đôi khi Humphreys tiết lộ danh tính thật với một số đối tượng để phỏng vấn họ về cuộc sống hằng ngày.
Nhưng phần lớn, ông thường phải bí mật theo dõi, như ghi lại biển số xe của đối tượng. Thậm chí, Humphreys từng phải cải trang để phỏng vấn tại nhà các đối tượng với vỏ bọc một cuộc khảo sát y tế.
Cách nghiên cứu này có thể được xem là bất hợp pháp, nếu bị khởi tố thì nhà khoa học của chúng ta có nguy cơ bóc lịch khá cao. Nhưng may mắn cho ông điều đó đã không xảy ra.
Tuy phương thức không tốt đẹp, nhưng kết quả nghiên cứu lại được cộng đồng người đồng tính ủng hộ và thay đổi cái nhìn của xã hội về họ.
Không giống quan niệm trước đây xem người đồng tính như những kẻ lệch lạc giới tính gây nguy hiểm cho xã hội, nghiên cứu của Humphreys chỉ ra rằng đa số vẫn là một công dân bình thường như bao người khác.
Rất nhiều trong số đó còn có vợ và cả con cái, chỉ vì sự kì thị mà họ phải giải tỏa ham muốn phát sinh từ giới tính thật của mình một cách lén lút.
Mang giới tinh nào thì bạn vẫn là con người
Kể từ sau khi nghiên cứu được công bố, dân chúng Mỹ đã có cái nhìn đúng đắn hơn về người đồng tinh, và cảnh sát cũng không còn tiến hành các cuộc bắt bớ họ như tội phạm nữa.
Chứng minh sự sợ hãi và sex có liên quan đến nhau bằng trải nghiệm... sợ tưởng chết
Năm 1974, nhà tâm lý học Donald Dutton và Arthur Aron tiến hành nghiên cứu được biết đến với tên gọi "thí nghiệm cầu treo Capilano".
85 ứng viên nam từ độ tuổi 18 đến 35 tham gia vào cuộc thí nghiệm. Họ sẽ phải đi qua một trong hai cây cầu bắc ngang hẻm núi Capilano tại Vancouver, Canada.
Cây cầu thứ nhất là cầu treo rộng 1,5 mét, dài 137 mét, cách mặt đất 74 mét với tay vịn thấp và thường xuyên lắc lư khi có người đi qua. Cây cầu còn lại làm từ gỗ cứng, rộng và vững chắc hơn, đồng thời cách mặt đất có 3 mét. Hẳn bạn cũng thừa sức biết đâu là cây cầu có độ "thót tim" cao.
Các đấng nam nhi sau khi đi qua đầu bên kia cầu sẽ được phỏng vấn bởi một cô gái xinh đẹp, họ được cho số điện thoại của cô gái và trong trường hợp muốn nhận được thông tin kết quả thí nghiệm thì phải gọi vào số điện thoại đó.
Kết quả, những người đàn ông khi đi trên cây cầu cao đã bộc lộ ham muốn tinh dục mạnh mẽ hơn trong bài phỏng vấn, và cô gái cũng nhận được nhiều cuộc gọi từ họ hơn.
Đến năm 2007, một thí nghiệm tương tự được tiến hành nhưng lần này là với nữ giới. Trong đó, một nhóm chơi tàu lượn cao tốc, và nhóm khác chơi vòng quay ngựa gỗ, sau đó sẽ được một anh "hot boy" tiến hành phỏng vấn.
Kết quả giống với thí nghiệm ở nam giới, trò chơi mạo hiểm kích thích ham muốn "chuyện ấy" mạnh hơn hẳn so với trò chơi nhẹ nhàng.
Từ đó, các nhà khoa học khám phá ra sự sợ hãi và sex liên kết với nhau thông qua hiệu ứng "lẫn lộn kích thích" (misattribution of arousal), tức người vừa trải qua các phản ứng sinh lý liên quan đến cảm giác sợ hãi sẽ dễ đáp ứng các kích thích tình ái hơn.
Tìm ra mùi hương kích thích ham muốn nhờ việc ngửi áo cả tuần không giặt...
Mới nghe qua có vẻ hơi ghê ghê, nhưng năm 1998 đã từng có một thí nghiệm như vậy, nhằm xác minh mùi cơ thể ảnh hưởng thế nào đến xu hướng lựa chọn bạn tình của con người.
Một nhóm các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ đã thu thập các áo thun mặc liên tục suốt 2 ngày của 44 ứng viên năm, sau đó cho các ứng viên nữ lần lượt ngửi qua và xếp hạng độ... gợi cảm của các mùi hương.
Kết quả xếp hạng và phân tích ADN sau đó cho thấy nữ giới ưu tiên chọn bạn tình có nhiều khác biệt về di truyền so với bản thân, mà cụ thể ở đây là khác về gene qui định protein MHC - đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Và MHC được thể hiện qua mùi mồ hôi.
Phụ nữ thích mùi mồ hôi của nam giới có gene MHC khác biệt với mình nhất, bởi vì nếu sinh con với người dàn ông như vậy thì hệ miễn dịch của con họ sẽ đa dạng hơn, có khả năng chống lại nhiều loại mầm bệnh khác nhau hơn.
Chứng minh tình yêu sét đánh bằng cách... ép yêu
Năm 1997, nhà tâm lý học Arthur Aron đề ra lý thuyết: nếu làm đúng cách thì chúng ta hoàn toàn có thể chủ động tạo ra mối quan hệ tình cảm giữa đàn ông và phụ nữ, dù trước đó họ chẳng hề quen biết.
Và Aron đã tiến hành thí nghiệm để chứng minh lí thuyết của mình. Ông mời các tình nguyện viên nam và nữ tham gia vào một cuộc trò chuyện kéo dài 45 phút.
Các cặp nam và nữ sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên rồi được phép ngồi nói chuyện. Một số thì nói gì cũng được, số còn lại được trao một danh sách gồm 36 câu hỏi với mức độ thân mật tăng dần.
Bắt đầu từ những câu hỏi bình thường như đến kiểu nói đùa trí tuệ, rồi thì triết lí hơn một chút. Dần dần, danh sách.
sẽ không đề cập đến vấn đề cá nhân nữa mà xoáy sâu vào mối quan hệ giữa hai người. Cuối cùng, kết thúc cuộc trò chuyện, đôi bên sẽ nhìn vào mắt nhau trong vòng 4 phút. Theo Aron thì phải nhìn đúng 4 phút, không hơn không kém, lúc mới sẽ có cảm giác khó chịu nhưng đến đúng thời gian họ sẽ thấy… gì đó trong mắt nhau!
Kết quả không ngạc nhiên là những cặp trò chuyện với nhau theo bộ câu hỏi có sự kết nối với nhau cao hơn sau thí nghiệm, và còn có một "happy ending" nữa là một cặp trong số đó... yêu thật và đã tổ chức kết hôn 6 tháng sau. Trong buổi hôn lễ của mình, cặp đôi đã mời toàn bộ nhóm thí nghiệm đến tham dự.
Thí nghiệm này chứng minh điều gì? Hẳn là nhắc chúng ta đừng nên quá tin vào duyên số, "mưu sự tại nhân mà thành sự cũng tại nhân" đấy các chế ạ. Nếu muốn hết ế thì hãy mạnh dạn "cầm cưa" thôi nào.
Post a Comment