Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu sau này con người sẽ sống ở hành tinh nào khác ngoài Trái đất chưa? Dưới đây là 5 hành tinh có thể là "nhà mới" của chúng ta trong tương lai theo Space.
Sự biến đổi khí hậu khiến Trái đất đang dần nóng lên kèm theo đó là các thảm họa thiên nhiên lũ lụt, hạn hán, sóng thần... Mực nước biển dâng cao, diện tích đất liền ngày càng bị thu hẹp.
Điều kiện sống ngày càng khắc nghiệt hơn cùng với ô nhiễm môi trường khiến các hệ sinh thái tự nhiên đang dần bị phá hủy, thậm chí nhiều loài sinh vật đang dần biến mất.
Ngoài ra, chúng ta còn phải đối mặt với các vấn đề như sự tăng nhanh dân số, dịch bệnh, an ninh lương thực… trên toàn cầu.
Trái đất chúng ta là một hành tinh “sống”, nhưng ảnh hưởng của những vấn đề trên trên đang đe dọa đến sự sống trên Trái đất. Liệu con người có tồn tại mãi mãi trên Trái đất được không?.
Với thực trạng hiện nay thì hẳn trong mỗi chúng ta đều có sẵn câu trả lời. Vậy, sau này khi không thể tiếp tục tồn tại trên Trái đất con người sẽ sống ở đâu?. Chúng ta có thể tồn tại được ở những hành tinh khác ngoài vũ trụ không?.
Việc phát hiện ra hành tinh Proxima Centauri b (hay còn gọi Proxima b) – một hành tinh đá có khả năng tồn tại sự sống giống Trái đất – khiến con người càng có thêm hy vọng về một "trái đất thứ 2".
Proxima b là một hành tinh ngoài hệ mặt trời, quay quanh ngôi sao lùn đỏ Proxima Centauri (hay Cận tinh) với quỹ đạo 11,2 ngày, nằm cách trái đất khoảng 4,2 năm ánh sáng, gần hệ mặt trời nhất và gấp 1,3 lần khối lượng Trái đất.
Các nhà thiên văn học cũng cho biết Proxima b nằm trong khu vực có thể sinh sống được của Proxima Centauri, có nghĩa là hành tinh này quay quanh Proxima Centauri với một khoảng cách an toàn làm cho nó không quá nóng hoặc quá lạnh.
Do vậy, Proxima b có nhiệt độ bề mặt thích hợp cho sự hiện diện của nước ở dạng lỏng, có nghĩa là ngôi sao ngoài hệ mặt trời này có thể hỗ trợ sự tồn tại của sự sống.
Cùng với việc khám phá ra Proxima b, dưới đây là 5 hành tinh có khả năng giống trái đất mà các nhà thiên văn đã tìm thấy trong vùng liên sao lân cận trái đất, theo Space.
Wolf 1061c
Hành tinh này cách trái đất khoảng 13,8 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Ophiuchus, khiến nó trở thành hành tinh xếp thứ hai trong số các hành tinh có khả năng tồn tại sự sống gần nhất với trái đất, sau Proxima b.
Wolf 1061c nằm trong vùng có thể sinh sống được của các ngôi sao lùn đỏ được gọi là Wolf 1061, theo một nghiên cứu được công bố trên tờ Astrophysical Journal Letters.
Hành tinh ngoài hệ mặt trời này mất khoảng 17,9 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao trung tâm của nó. Khối lượng ước tính của nó là khoảng 4,3 lần sao với trái đất. Wolf 1061c được cho là một hành tinh đá, có nghĩa là nó có thể hỗ trợ sự sống như chúng ta đã biết.
Gliese 832c
Hành tinh này có khảng cách đến Trái đất xa hơn nhưng nó thể hiện rất nhiều đặc điểm tương tự cho thấy nó có thể hỗ trợ sự sống.
Gliese 832c nằm cách Trái đất 16 năm ánh sáng và nằm trong vùng có thể sinh sống được cuả ngôi sao lùn đỏ Gliese 832. Hành tinh này mất 36 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quay xunh quanh ngôi sao trung tâm của nó.
Gliese 832c được các nhà khoa học gọi là “siêu Trái đất”, vì nó lớn hơn trái đất ít nhất là 5 lần. Nó là hành tinh thứ 2 được tìm thấy quay quanh ngôi sao Gliese 32. Tuy nhiên, một hành tinh khác là Gliese 832b là cũng là một hành tinh khổng lồ nhưng không thể hỗ trợ sự sống.
Gliese 667Cc
Hành tinh này cũng được coi là một “siêu Trái đất” bởi vì nó lớn hơn Trái đất ít nhất 3,9 lần. Nó quay quanh một ngôi sao lùn đỏ Gliese 667C – một phần của hệ thống 3 ngôi sao thuộc chòm sao Scorpius, và cách trái đất 22 năm ánh sáng.
Gliese 667Cc cũng nằm trong vùng sinh sống được và mất khoảng 28 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quanh sao trung tâm của nó.
TRAPPIST-1d
Hành tinh ngoài hệ mặt trời này quay quanh một ngôi sao lùn cực lạnh – sao lùn ultracool, gọi là TRAPPIST-1, cách Trái đất khoảng 40 năm ánh sáng và nằm trong chòm sao Aquarius. TRAPPIST-1d cũng nằm trong vùng có thể sống được xung quanh ngôi sao của nó.
Các nhà thiên văn công bố phát hiện hệ thồng TRAPPIST-1 vào ngày 02 tháng 05 năm 2016. Hệ thống này gồm có ba hành tinh có khả năng có thể giống Trái đất quay quanh ngôi sao lùn.
Gliese 163c
Hành tinh này cũng có khả năng sinh sống và cách Trái đất khoảng 49 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Dorado. Gliese 163c nặng gấp khoảng 7 lần khối lượng Trái đất, nó cũng giống như một “siêu Trái đất”.
Nó nằm trong vùng sinh sống được của ngôi sao lùn đỏ Gliese 163 và mất 26 ngày để hoàn thành một quỹ đạo. Gliese 163c là một trong hai hành tinh được tìm thấy quanh ngôi sao Gliese 163.
Thách thức đặt ra cho sự sống trên những hành tinh này
Proxima b ở rất gần ngôi sao trung tâm của nó. Do đó, các nhà thiên văn đưa ra giả thuyết rằng Proxima b có thể bị “khóa thủy triều”.
“Khóa thủy triều” hay còn được gọi là “khóa trọng lực” xảy ra khi trọng lực hay lực thủy triều làm cho một bán cầu của một hành tinh đang quay luôn hướng về phía ngôi sao trung tâm, giống như Mặt Trăng quay quanh Trái đất.
Như vậy, một mặt của Proxima b có thể không bao giờ quay về phía ngôi sao trung tâm. “Mặt tối" sẽ đóng băng, trong khi "mặt sáng" sẽ bị bức xạ mặt trời tấn công. Gió trên hành tinh này có khả năng sẽ rất lớn do việc tạo thành hai mặt trên hành tinh.
Ánh sáng có thể sẽ không là ánh sáng vàng trắng như ánh sáng chúng ta nhận được từ mặt trời. Nó sẽ có nhiều màu đỏ hơn. Do đó cuộc sống trên hành tinh Proxima b sẽ rất khác và có thể khắc nghiệt hơn nhiều so với cuộc sống trên Trái đất.
Có thể nói, Proxima b và các hành tinh tương tự Trái đất nếu có thể sống được thì cũng không hoàn toàn giống Trái đất. Do đó trong tương lai rất xa nếu con người có thể sống được ở một trong những hành tinh này thì sẽ cần có rất nhiều thay đổi để thích nghi với cuộc sống ở đấy.
Hy vọng với sự phát triển của khoa học công nghệ, con người sẽ nhanh chóng tìm được một "Trái đất thứ 2" thực sự - nơi đặt chân mới cho nhân loại.
Post a Comment