Bạn có thấy kỳ lạ không khi mà ngón tay cái chỉ có hai đốt, 4 ngón còn lại có tới 3 đốt?
Bàn tay của con người có 5 ngón, mỗi ngón tay có tên gọi riêng: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp úp và ngón út.
Trong khi ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út và ngón út dù dài ngắn khác nhau nhưng mỗi ngón đều chia thành 3 đốt thì ngón tay cái chỉ có 2 đốt. Vì sao lại như vậy?
Cấu tạo 2 đốt của ngón tay cái là kết quả hợp lý của quá trình tiến hóa và chọn lọc tự nhiên để thích ứng với môi trường sống ở loài người. Theo Thuyết tiến hóa của Charles Darwin, con người được tiến hóa từ loài vượn cổ. Vượn cổ sống trong rừng sâu, leo trèo đi lại bằng tứ chi. Để thích ứng với hoạt động hoạt động leo trèo, đeo bám vào các cành cây, ngón cái của chi trên và ngón cái của chia dưới ở vượn cổ đã được phân tách đối diện với 4 ngón còn lại.
Khi tiến hành hoạt động leo trèo, đeo bám trên cây, có tay hoặc chân 3 đốt là thích hợp nhất, lúc này tác dụng của ngón tay chỉ có 2 đốt không lớn. Trải qua quá trình tiến hóa, vượn cổ xuống đất tập đi đứng thẳng người, chi trên được giải phóng.
Khi vượn cổ tiến hóa thành loài người, do tay thường xuyên phải cầm công cụ, ngón tay cái trở nên hữu ích và chiếm tới một nửa chức năng của bàn tay. Ngón cái vừa có thể duỗi, xoay, gập dễ dàng, vừa có thể phối hợp hoạt động với 4 ngón còn lại để cầm, nắm đồ vật và thực hiện các động tác của bàn tay.
Nếu do 3 đốt tạo thành, ngón cái trở nên yếu ớt không có sức lực và không thể thực hiện những động tác cần lực lớn. Nếu chỉ do 1 đốt tạo thành thì sự kết hợp của ngón cái với 4 ngón còn lại để cầm nắm đồ vật rõ ràng là không linh hoạt và thuận tiện. Bởi vậy, ngón cái với 2 đốt ngón tay là hợp lý nhất.
Post a Comment