Chuyện gì đã xảy ra với cơ thể con người khi không thể nhớ rõ những hồi ức ấu thơ? Ngôn ngữ hay vùng hải hồi quyết định ký ức hay những sự kiện về quá khứ chỉ do chúng ta tưởng tượng?

Từ giây phút chào đời, những bước đầu tiên, câu chữ, món ăn rồi đến trường mẫu giáo, chúng ta chẳng thể nhớ được gì trong vài năm đầu đời đó. Thậm chí, sau những ký ức đầu tiên quý giá đó, hồi ức về cả quãng thời gian thơ ấu cũng phai nhạt dần. Vậy chuyện gì đã xảy ra?

Lỗ hổng ký ức trong cuộc đời khiến bậc phụ huynh và các nhà tâm lý học đau đầu suốt nhiều thập kỷ qua. Nó cũng khiến cha đẻ nghành tâm lý Sigmund Freud, người đặt ra khái niệm "mất trí nhớ ở trẻ em" vào khoảng 100 năm trước, khá bối rối.

Sự thiếu vắng ký ức mang lại những câu hỏi thú vị như liệu những hồi ức đầu tiên trong đời có thực sự xảy ra hay là do chúng ta tưởng tượng? Và liệu một ngày nào đó chúng ta có thể lấy lại những ký ức đó không?

Khoảng trống ký ức

hqdefaultNơron và đường dẫn truyền xung thần kinh

Trẻ sơ sinh hình thành 700 liên kết nơron mỗi giây, khiến những người nói đa ngôn ngữ cũng phải ghen tỵ. Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng những đứa bé bắt đầu rèn luyện trí não trước khi chào đời.

Nhà tâm lý học người Đức thế kỷ 19 Hermann Ebbinghaus, người đã tiến hành một chuỗi các nghiên cứu tiên phong trên chính bản thân để kiểm chứng giới hạn của trí nhớ con người, đã có câu trả lời cho vấn đề này. Để đảm bảo trí óc của mình trống rỗng trước khi tiến hành thử nghiệm, ông đã nghĩ ra những từ vô nghĩa như "kag" hay "slans". Ông nhớ hàng nghìn từ như vậy.

Biểu đồ cho thấy khả năng nhớ lại những thứ đã học sụt giảm rất nhanh và nếu duy trì trạng thái này, bộ não sẽ loại bỏ những ký ức cũ và nạp thêm ký ức mới sau mỗi giờ. Tới ngày thứ 30, ký ức cũ chỉ còn lại khoảng 2-3%.

Quan trọng là, Ebbinghaus phát hiện ra, việc con người quên các sự kiện trong quá khứ là điều hoàn toàn đoán được. Để biết ký ức của trẻ sơ sinh có như vậy hay không, chúng ta chỉ việc so sánh các biểu đồ. Theo tính toán của các nhà khoa học vào những năm 1980, chúng ta không nhớ được nhiều sự kiện từ lúc được sinh ra tới năm 6-7 tuổi như mọi người vẫn tưởng.

Điều thú vị là, nhiều người có thể nhớ những điều đã xảy ra từ năm 2 tuổi, trong khi số còn lại lại không có hồi ức gì về 7 - 8 năm đầu đời. Trung bình, những ký ức chắp vá dường như thường xuất hiện từ khoảng 3 tuổi rưỡi.

Liệu đây có phải là đầu mối để giải thích cho những khoảng trống trong trí óc về thuở ấu thơ?

p042mrr4Nhiều người chẳng có tí ký ức nào về những năm tháng tuổi thơ

Để tìm ra câu trả lời, nhà tâm lý học Qi Wang thuộc trường Đại học Cornell (Mỹ) đã thu thập hàng trăm mẩu chuyện ký ức từ các sinh viên người Trung Quốc và Mỹ. Những chuyện của sinh viên Mỹ thường dài hơn, cụ thể hơn và hướng về bản thân. Còn ký ức của sinh viên Trung Quốc thì ngắn gọn, thực tế hơn và chỉ nhớ được những ký ức xảy ra muộn hơn 6 tháng so với sinh viên Mỹ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người có ký ức chi tiết và gắn với bản thân thường dễ gợi nhớ hơn. "Có khác biệt rõ ràng giữa việc nói 'Có hổ ở vườn thú' với 'Tôi thấy hổ ở vườn thú và dù chúng thật đáng sợ nhưng tôi rất vui'", nhà tâm lý học Robyn Fivush tại Đại học Emory (Mỹ) nêu ví dụ.

Khi nhà tâm lý học Wang thực hiện lại thí nghiệm, nhưng với đối tượng khác: phụ huynh của những đứa trẻ ở thí nghiệm trước, cô cũng phát hiện ra điều tương tự.

Ký ức đầu tiên của Wang là trèo lên những ngọn núi gần nhà ở Trùng Khánh, Trung Quốc, cùng mẹ và chị. Khi ấy cô khoảng 6 tuổi. Tuy nhiên, khi chuyển tới Mỹ, Wang chẳng bao giờ được hỏi về điều đó. "Trong văn hóa phương Đông, ký ức thời thơ ấu không quan trọng. Mọi người sẽ hỏi ‘Tại sao bạn lại quan tâm tới điều đó làm gì?'", cô nói. “Nếu xã hội bảo những ký ức đó quan trọng đối với bạn, thì bạn sẽ níu giữ chúng", Wang nhân xét.

Kỷ lục cho ký ức đầu đời sớm nhất thuộc về những người Maori ở New Zealand. Họ có nền văn hóa trong đó tầm quan trọng của quá khứ được nhấn mạnh. Nhiều người có thể gợi nhớ lại những sự kiện xảy ra lúc họ chỉ hai tuổi rưỡi.

Ngôn ngữ hay vùng hải hồi quyết định ký ức?

p042kgfnVùng hải mã chưa hình thành khi còn nhỏ nên chúng ta chưa thể ghi nhớ những sự kiện lúc đó?

Trình độ giáo dục của chúng ta cũng quyết định cách chúng ta nói về ký ức. Một số nhà tâm lý học cho rằng điều đó chỉ đến khi ta làm chủ được tiếng nói. "Ngôn ngữ giúp cung cấp một cấu trúc, tổ chức cho ký ức của chúng ta. Bằng cách tạo nên một câu chuyện, kinh nghiệm trở nên dày dặn hơn và do đó dễ nhớ hơn theo thời gian", nhà tâm lý học Fivush nói.

Tuy nhiên, một số chuyên gia tâm lý học khác lại nghi ngờ ngôn ngữ ảnh hưởng tới ký ức. Họ cho rằng trẻ bình thường và trẻ khiếm thính không được học ngôn ngữ ký hiệu đều có ký ức đầu đời ở độ tuổi ngang nhau. Điều này dẫn tới một giả thuyết là chúng ta không thể nhớ chuyện gì đã xảy ra trong những năm đầu đời, bởi bộ não chưa phát triển toàn diện.

Đây chính là cách lý giải về trường hợp nổi tiếng nhất trong lịch sử ngành Khoa học thần kinh, thường được biết đến là “bệnh nhân HM”. Sau một ca phẫu thuật bất thành nhằm chữa bệnh động kinh, gây tổn thương vùng hải mã trong não, HM không còn nhớ được bất kỳ sự kiện nào mới. Tuy nhiên, ông ta vẫn học được những thông tin khác, như một đứa trẻ. Khi các nhà khoa học bảo vẽ lại một bức tranh ngôi sao 5 cánh bằng cách nhìn vào nó trong gương (khó hơn bạn tưởng), ông ta tiến bộ sau mỗi lần luyện tập.

"Đó là do trung tâm của khả năng học hỏi và ghi nhớ. Nếu không có vùng hồi hải mã, chúng ta sẽ chẳng thể nhớ được cuộc trò chuyện ngay lúc này", Jeffrey Fagen chuyên nghiên cứu về ký ức và học tập ở Đại học St. John (Mỹ), lý giải.

Có thể, khi chúng ta còn rất nhỏ, vùng hồi hải mã đơn giản không đủ phát triển để xây dựng một ký ức đầy đủ về một sự kiện. Chuột sơ sinh, khỉ và con người tiếp tục thêm nơron vào vùng hải mã trong những năm đầu và chúng ta đều không thể hình thành những ký ức lâu dài khi còn là trẻ con. Dường như khi dừng tạo ra nơron mới, đột nhiên chúng ta có thể hình thành được những ký ức dài hạn. "Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em, vùng hồi hải mã cực kỳ kém phát triển", Fagen nói.

Nhưng liệu vùng hồi hãi mã chưa hoàn thiện đã đánh mất ký ức dài hạn của chúng ta, hay là vốn dĩ chúng chưa bao giờ hình thành? Do những sự kiện thời thơ ấu có thể tiếp tục ảnh hưởng tới cách cư xử của chúng ta, thậm chí sau khi chúng ta đã quên chúng, một số nhà tâm lý học cho rằng chúng có thể vẫn còn tồn tại ở đâu đó. "Ký ức có thể được lưu trữ đâu đó mà giờ chúng ta khó nắm bắt được, nhưng cũng khó có thể chứng minh được”, Fegan cho hay.

Những sự kiện tưởng tượng

Mẹ của Elizabeth Loftus, một nhà tâm lý học ở đại học California (Mỹ), kể, mẹ bà đuối nước trong một bể bơi khi bà chỉ 16 tuổi. Nhiều năm sau, một người họ hàng thuyết phục bà rằng bà là người đã phát hiện ra thi thể. Và mọi thứ ùa về, cho tới một tuần sau người đó gọi lại và giải thích rằng bà đã nhầm – người khác đã phát hiện ra thi thể chứ không phải bà.

Đương nhiên, chẳng ai thích được bảo là ký ức của họ là không có thật. Để làm rõ sự nghi ngờ, Loftus biết bà ấy cần các bằng chứng minh bạch. Quay về những năm 1980, bà đã tuyển một số người tình nguyện để thực hiện nghiên cứu.

Loftus bịa ra câu chuyện một chuyến đi tới trung tâm thương mại và họ bị lạc, cho tới khi được một bà lão giúp đỡ và đoàn tụ. Để khiến sự kiện trở nên đáng tin hơn, bà còn thuyết phục cả gia đình của họ.

Gần 1/3 trong số đó đã tin vào lời nói dối của Loftus, một số còn kể lại sự kiện với những chi tiết rất sống động.

Trên thực tế, chúng ta thường tự tin với những ký ức không có thực hơn là những cái có thực. Thậm chí nếu những ký ức có dựa trên những sự kiện có thực, chúng cũng có thể bị bóp méo.

Có lẽ bí ẩn lớn nhất không phải là tại sao chúng ta không thể nhớ về thời thơ ấu, mà là liệu chúng ta có thể tin tưởng những ký ức của mình hay không.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top