Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã chính thức có báo cáo kết quả xác minh hoạt động nhập khẩu, kinh doanh của của các công ty thuộc tập đoàn điện tử Asanzo Việt Nam.

Theo kết luận này, Tổng cục Quản lý thị trường đã có xác minh giao dịch giữa Asanzo và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của Asanzo. Cụ thể, theo danh mục hàng hoá do công ty lắp ráp mỗi năm Asanzo đưa ra thị trường hàng trăm nghìn sản phẩm chủ yếu là tivi, bếp từ, bếp hồng ngoại, ấm đun nước, điều hoà... Mỗi năm doanh nghiệp này mua hàng trăm tỷ đồng linh kiện, vật tư lắp ráp sản phẩm.

Năm 2017, công ty đã sản xuất, lắp ráp 171.550 chiếc; Tivi 196.992 chiếc; Bếp từ, hồng ngoại là 16.887 chiếc; Đầu thu kỹ thuật số là 4.650 chiếc; Lò nướng 1.355 chiếc; Loa 960 chiếc; Máy điều hoà 2.600 chiếc; Máy làm mát 747 chiếc; Điện thoại là 1.485 chiếc.

Năm 2018, Asanzo sản xuất tivi tăng lên 324.375 chiếc với tổng chi phí giá thành lên tới 1.015 tỷ đồng; Ấm đun nước tăng lên 216.033 chiếc; Bếp từ, bếp hồng ngoại là 11.815 chiếc; Máy điều hoà 1.377 chiếc; Lò nướng 1.686 chiếc; Điện thoại là 15.871 chiếc.

Đến năm 2019, danh sách các mặt hàng sản xuất của Asanzo đã được thu hẹp lại. Năm 2019, Asanzo chỉ còn lắp ráp ấm dun nước với sản lượng 59.938 chiếc; Bếp từ, hồng ngoại là 1.279 chiếc, lò nướng 191 chiếc; Điện thoại là 6.793 chiếc; Tivi đạt 72.749 chiếc.

Theo xác minh của Tổng cục Quản lý thị trường, tỷ lệ nguyên vật liệu chính chi phí giá thành sản xuất ở mức 95-99% tuỳ sản phẩm.

Screen Shot 2019-09-04 at 1

Nguồn: Tổng cục Quản lý thị trường

Báo cáo kết quả xác minh của Tổng cục Quản lý thị trường xác nhận Asanzo có nhập linh kiện tivi, bếp hồng ngoại, ấm đun nước với giá trị hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. 

Cụ thể, năm 2017, Asanzo nhập khẩu 6.100 linh liện tivi từ Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Việt Đức giá trị 236 triệu đồng; Nhập 16.576 linh kiện panel, vỏ thùng từ Công ty cổ phần Điện tử Asanzo với giá trị 4,5 tỷ đồng; nhập 11.180 vỏ thùng từ Công ty cổ phần Sản xuất bao bì Việt với giá trị 56 triệu đồng; Nhập 71.645 vỏ thùng, linh kiện tivi từ Công ty cổ phần Đầu tư Asanzo với giá trị 2,6 tỷ đồng; Nhập 111 linh kiện tivi từ Công ty cổ phần Viễn thông Asanzo với giá trị 28 triệu đồng.

Ngoài ra công ty còn nhập 238.514 linh kiện bếp hồng ngoại, linh kiện bếp nướng, linh kiện tivi, linh kiện máy lạnh từ Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển sản xuất Á Âu với trị giá gần 9 tỷ đồng; Nhập 69.870 linh kiện ấm đun nước, linh kiện bếp hồng ngoại, bếp nướng từ Công ty TNHH Đầu tư - Thương mại Lộc Phát với trị giá 1,35 tỷ đồng; Nhập 254.765 linh kiện tivi, ấm đun, linh kiện máy lạnh, bếp hồng ngoại từ Công ty TNHH Sản xuất thương mại Việt Tín với giá trị trên 19,4 tỷ đồng. Công ty nhập màng PE với số lượng 200 chiếc từ Công ty Thương mại Băng Keo Song Long với trị giá 20,6 triệu đồng; Nhập 165.104 xốp từ Công ty TNHH NHựa Xốp Phương Nam với giá 3,39 tỷ đồng.

Danh sách cung cấp linh kiện tivi, loa kéo, ấm đun nước cho Asanzo còn có Công ty TNHH Phát triển Dịch vụ thương mại Toàn Cầu Phát với số lượng 155.207 chiếc tương ứng giá trị 32,2 tỷ đồng. Công ty TNHH Phát triển thương mại Năng lượng xanh cung cấp linh kiện tivi, linh kiện máy lạnh, linh kiện quạt hơi nước, linh kiện đầu thu kĩ thuật số với số lượng 67.816 chiếc với trị giá 41,998 tỷ đồng.

Công ty TNHH Phát triển thương mại Việt Hương là nhà cung cấp lớn nhất với 773.450 linh kiện tivi, điện thoại, linh kiện bếp hồng ngoại, ấm đun nước với giá trị 101 tỷ đồng.

Công ty TNHH Sản xuất Nhật Nam cung cấp 182.455 linh kiện tivi, ấm đun nước với giá trị 15,4 tỷ; Công ty Nguyễn Kim Phát cung cấp 49.100 linh viện giá trị 4,3 tỷ đồng; Công ty Phạm Gia Khang cung cấp 91.098 linh kiện tivi, ấm đun nước với trị giá 3,1 tỷ đồng.

Ngoài ra Asanzo còn nhập vật tư lớn từ các Công ty Bao bì Phương Nam, Thái Bình Dương, Toàn Gia Phát, Việt Nhung, Hương Lê Phát, Việt Séc, Văn Mạnh Cường, Xuất nhập khẩu Khải Phong, Nguyễn Khắc Tân với giá trị hàng trăm tỷ đồng.

Tổng cộng, năm 2017, Asanzo đã nhâp khẩu gần 3 triệu linh kiện, phụ tùng với giá trị lên tới 552,8 tỷ đồng.

Năm 2018, Asanzo tiếp tục nhập khối lượng lớn từ Công ty TNHH Sản xuất thương mại Lê Sơn, Lê Quang, Gia Bảo, Trần Thoàn, Trường Thiện, Vân Anh, Hưng Thịnh, Thạch Sơn, Xốp Phương Nam, Thương mại Việt Hương, bao bì Phương Nam, Đầu tư Văn Đoàn, Thương mại Nhật Văn, Nghĩa Phát, Xuất nhập khẩu Hồng Diễm, Xuất nhập khẩu Việt Séc.

Tổng linh kiện mà Asanzo nhập trong năm 2018 là 4,520 triệu chiếc tương ứng giá trị lên tới 1.075 tỷ đồng.

Năm 2019, cơ cấu nhà cung cấp linh kiện tivi, điện thoại, ấm đun nước, bếp nước của Asanzo gồm Công ty cổ phần Đầu tư Asanzo, Lê Quang, Đầu tư An Nhiên, Gia Bảo, Trần Thoàn, Thạch Sơn, Bao bì phương Nam, Đầu tư Văn Đoàn, Nghĩa Phát.

Tổng cộng năm 2019, Asanzo đã nhập 1,022 triệu linh kiện với giá trị 235 tỷ đồng.

1
2
3

Nguồn Tổng cục Quản lý thị trường

4

Về danh sách khách hàng, năm 2017 khách hàng lớn nhất của Asanzo là Công ty cổ phần truyền thông và giải trí Asanzo với 308.727 chiếc với giát rị 428.552 tỷ đồng. Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ điện tử Asanzo với 193.047 ấm đun nước, bếp từ, bếp hồng ngoại, máy làm mát, điều hoà, máy lọc nước RO, bếp gas, TV, điện thoại với giá trị 435 tỷ đồng. Ngoài ra, mạng lưới khách hàng còn gồm Công ty cổ phần Kooda Việt Nam; Việt Nhung; Lộc Phát; Việt Tín; Năng lượng xanh. Tổng giá trị đơn hàng của các khách hàng là gần 1.000 tỷ đồng.

Năm 2018, khách hàng có đơn hàng lớn nhất là Công ty cổ phần Đầu tư Asanzo với 271.314 ấm đun nước, bếp từ, bếp hồng ngoại, điều hoà, tivi, điện thoại với giá trị 608 tỷ đồng. Ngoài ra còn có Điện lạnh Asanzo, Tuấn Phát, Kooda Việt Nam, Ministop Việt Nam, Thạch Sơn, Hưng Thịnh, Nhật Văn. Tổng lượng bán cho nhóm khách hàng này khoảng hơn 700 tỷ.

Năm 2019, danh sách các khách hàng của công ty gồm Công ty Đầu tư công nghệ điện tử Asanzo, Đầu tư Phú Hoàng Gia, Kooda Việt Nam, Công ty Đầu tư Asanzo với tổng giá trị khoảng 247 tỷ đồng.

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng ngày 24/6/2019, Văn phòng Chính phủ đã có công văn yêu cầu kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh về Công ty cổ phần Điện tử Asanzo; chỉ đạo của Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia về việc kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin phản ánh về hoạt động nhập khẩu, kinh doanh của các công ty thuộc Tập đoàn điện tử Asanzo Việt Nam có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã có kết luận đối với trường hợp sản phẩm điện tử của công ty Asanzo được sắp ráp tại Việt Nam từ các linh kiện mua trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, việc ghi trên nhãn hàng hóa "sản xuất tại Việt Nam" hoặc "chế tạo bởi Việt Nam" là đúng quy định pháp luật (cụ thể quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa).

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top