The Coronavirus Pandemic Will Forever Alter the World Order ”

Giới thiệu Đây là bài biết của ông già gân nhiều duyên nợ với Việt Nam  Henry Kissinger đăng trên VOLTAIRE NETWORK | NEW YORK (USA) ngày 4.4.2020. Bài viết này do anh Trần Vũ Hoài lược dịch. (Tôi có trình bày lại một chút cho dễ đọc)
Bầu không khí khác lạ của đại dịch Covid-19 khiến tôi nhớ lại cảm giác của mình khi còn là 1 cậu lính trẻ thuộc sư đoàn 84 bộ binh lục quân Hoa kỳ tại chiến trường Bulge. Thế giới hiện giờ, cũng giống như thời điểm cuối năm 1944, lơ lửng một mối nguy hiểm đang phôi thai, không nhằm vào một cá nhân cụ thể nào, nhưng có thể chộp giữ bất kỳ ai, với tác hại khôn lường. Tuy nhiên, thời xa xưa đó với thời điểm hiện tại của chúng ra có 1 sự khác nhau rất quan trọng. Sức chịu đựng của nước Mỹ lúc đó được hun đúc bởi một mục đích quốc gia tối thượng. Giờ đây, tại 1 quốc gia bị chia rẽ, cần thiết phải có một chính phủ hiệu quả và có tầm nhìn xa để có thể khắc phục được các trở ngại chưa từng có trong lịch sử, cả về qui mô toàn cầu lẫn tầm quan trọng. Duy trì được niềm tin của công chúng là vô cùng quan trọng đối với sự đoàn kết của mỗi quốc gia cũng như với mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau, và với hòa bình và ổn định quốc tế.
Các quốc gia gắn kết và phồn vinh bởi niềm tin rằng các thể chế của họ có thể dự báo trước các thảm họa, hạn chế ảnh hưởng của chúng và thiết lập lại sự ổn định. Khi đại dịch Covid-19 kết thúc, các thể chế của rất nhiều quốc gia sẽ được coi là đã thất bại. Lời phán xét này có công bằng một cách khách quan hay không không có ý nghĩa gì ở đây. Thực tế là thế giới sẽ không bao giờ còn như cũ sau đại dịch Covid-19. Lúc này mà còn tranh luận về quá khứ chỉ khiến việc thực hiện những việc cần phải làm khó hơn.
Virus Corona lây nhiễm và tác độc đến loài người với qui mô và tác hại chưa từng có. Đại dịch đang bùng phát theo cấp số mũ: số ca nhiễm ở Mỹ cứ 5 ngày tăng lên gấp đôi. Tại lúc tôi đang viết bài này, vẫn chưa có thuốc chữa. Thiết bị y tế không còn đủ để đương đầu với các đợt nhiễm mới đang lan rộng. Các phòng chăm sóc hồi cứu (ICU) đã thực sự quá tải. Xét nghiệm hiện còn chưa đủ sức để thực hiện được nhiệm vụ xác định mức độ lan nhiễm trong cộng đồng, chứ đừng nói đến việc ngăn chặn lan nhiễm. Vaccine, nếu thành công, cũng phải mất 12 đến 18 tháng nữa mới có.
Chính phủ Mỹ đã làm tương đối tốt (a solid job) việc tránh 1 thảm họa tức thời. Bài kiểm tra cuối cùng sẽ là liệu sự lan nhiễm của virus có được kiềm giữ và sau đó được khắc phục theo cách và với qui mô đủ khiến công chúng còn giữ được niềm tin vào khả năng tự quản trị của người Mỹ. Các nỗ lực xử lý khủng hoảng, dù to lớn và cần thiết đến đâu, cũng không nên chiếm mất trọng tâm của một nhiệm vụ khẩn thiết khác: đồng thời bắt tay chuẩn bị cho việc quá độ sang trật tự mới của thời hậu virus Corona.
Các nhà lãnh đạo thế giới đang xử lý khủng hoảng một cách riêng lẻ từng quốc gia. Nhưng với bản chất phân hủy xã hội, virus không phân biệt biên giới. Mặc dù sự tấn công vào sức khỏe loài người của virus Corona có thể chỉ là tạm thời (hy vọng vậy), sự biến động về chính trị và kinh tế mà nó gây ra có thể kéo dài nhiều thế hệ. Không 1 quốc gia nào, kể cả Mỹ, có thể khắc phục hậu quả của virus này hoàn toàn bằng nỗ lực của riêng quốc gia mình. Thực hiện các việc cần phải làm, cuối cùng, sẽ phải đi cùng với 1 tầm nhìn và chương trình hợp tác toàn cầu. Nếu chúng ta không làm hai việc đó đồng thời, chúng ta sẽ phải đối mặt với hậu quả xấu nhất của cả hai!
Đúc rút từ những bài học của Kế hoạch Marshall và Dự án Manhattan, chính phủ Mỹ có nhiệm vụ phải nỗ lực hành động trên 3 mặt  sau. 
THỨ NHẤT, ủng hộ các nỗ lực chống đại dịch toàn cầu. Những thành tựu khoa học trong ngành y như tìm ra vaccine chống bại liệt, triệt bỏ bệnh đậu mùa, hoặc những huyền thoại trên cơ sở thống kê kỹ thuật về khả năng chuẩn đoán bệnh bằng trí tuệ nhân tạo AI … đã ru chúng ta vào sự tự mãn nguy hiểm. Chúng ta cần phát triển các kỹ thuật và công nghệ mới trong việc kiểm soát lây nhiễm và có đủ vaccine cho số đông dân chúng. Thành phố, tiểu bang và khu vực cần nhất quán chuẩn bị cho việc bảo vệ người dân của mình nếu xảy ra đại dịch như: tích trữ thuốc và trang thiết bị, lên kế hoạch hợp tác và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học.
THỨ HAI, nỗ lực hàn gắn các vết thương của kinh tế thế giới. Các nhà lãnh đạo toàn cầu đã học được những bài học quan trọng từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay phức tạp hơn thế: sự co giảm kinh tế do virus corona gây ra, với tốc độ và qui mô toàn cầu chưa từng thấy trong lịch sử. Các biện pháp y tế cộng đồng như giãn cách xã hội, đóng cửa trường học và các cơ sở kinh doanh góp phần làm nặng thêm vết đau kinh tế. Cần có các chương trình tìm cách cải thiện ảnh hưởng của đại dịch đối với các cộng đồng dễ bị tổn thương nhằm ngăn chặn sự hỗn loạn đang chờ chực.
THỨ BA, bảo vệ các nguyên tắc của trật tự thế giới tự do. Nền tảng của chính phủ hiện đại khởi nguồn từ 1 thành phố được tường lũy bao bọc, được bảo hộ bởi những nhà cai trị quyền lực, có thời tàn ác, có thời nhân từ, nhưng luôn đủ mạnh để bảo vệ dân mình khỏi giặc ngoại bang. Các nhà tư tưởng Khai Sáng đã khái quát hóa lại khái niệm này với lập luận rằng mục đích của một nhà nước hợp pháp chính là để đáp ứng các nhu cầu căn bản của con người: an ninh, trật tự, công lý và phúc lợi kinh tế vì tự mỗi cá nhân không thể có được những điều này. Đại dịch Covid-19 đã gây ra 1 bước lùi của nhân loại, làm sống lại 1 thành phố bị cô lập bởi tường lũy bảo vệ trong thời đại sự thịnh vượng chung phụ thuộc vào thương mại toàn cầu và sự di chuyển tự do của con người.
Các quốc gia dân chủ của thế giới cần bảo vệ và duy trì những giá trị Khai Sáng của mình. Sự thoái lui toàn cầu khỏi mục tiêu cân bằng quyền lực và tính chính danh sẽ khiến các giao kết xã hội tan rã tại cả từng quốc gia lẫn quốc tế. Tuy nhiên vấn đề của thiên niên kỷ hiện tại về tính chính đáng và quyền lực không thể được đồng thời giải quyết cùng lúc với nỗ lực khắc phục hậu quả đại dịch Covid-19. Tất cả các bên đều cần phải kiềm chế, trên chính trường trong nước lẫn chính trường ngoại giao quốc tế. Chúng ta cần thiết lập các ưu tiên của mình!
Chúng ta đã bước từ trận chiến Bulge vào 1 thế giới ngày càng thịnh vượng và nhân phẩm con người ngày càng được coi trọng. Giờ đây chúng ta đang sống trong thời khắc mở ra 1 kỷ nguyên mới. Thách thức lịch sử đối với các nhà lãnh đạo thế giới hiện nay là phải quản lý được khủng hoảng cùng lúc với tạo dựng tương lai. Thất bại trước thách thức này sẽ làm thế giới bùng cháy.

The Coronavirus Pandemic Will Forever Alter the World Order “

The U.S. must protect its citizens from disease while starting the urgent work of planning for a new epoch.

The surreal atmosphere of the Covid-19 pandemic calls to mind how I felt as a young man in the 84th Infantry Division during the Battle of the Bulge. Now, as in late 1944, there is a sense of inchoate danger, aimed not at any particular person, but striking randomly and with devastation. But there is an important difference between that faraway time and ours. American endurance then was fortified by an ultimate national purpose. Now, in a divided country, efficient and farsighted government is necessary to overcome obstacles unprecedented in magnitude and global scope. Sustaining the public trust is crucial to social solidarity, to the relation of societies with each other, and to international peace and stability.

Nations cohere and flourish on the belief that their institutions can foresee calamity, arrest its impact and restore stability. When the Covid-19 pandemic is over, many countries’ institutions will be perceived as having failed. Whether this judgment is objectively fair is irrelevant. The reality is the world will never be the same after the coronavirus. To argue now about the past only makes it harder to do what has to be done.

The coronavirus has struck with unprecedented scale and ferocity. Its spread is exponential: U.S. cases are doubling every fifth day. At this writing, there is no cure. Medical supplies are insufficient to cope with the widening waves of cases. Intensive-care units are on the verge, and beyond, of being overwhelmed. Testing is inadequate to the task of identifying the extent of infection, much less reversing its spread. A successful vaccine could be 12 to 18 months away.

The U.S. administration has done a solid job in avoiding immediate catastrophe. The ultimate test will be whether the virus’s spread can be arrested and then reversed in a manner and at a scale that maintains public confidence in Americans’ ability to govern themselves. The crisis effort, however vast and necessary, must not crowd out the urgent task of launching a parallel enterprise for the transition to the post-coronavirus order.

Leaders are dealing with the crisis on a largely national basis, but the virus’s society-dissolving effects do not recognize borders. While the assault on human health will—hopefully—be temporary, the political and economic upheaval it has unleashed could last for generations. No country, not even the U.S., can in a purely national effort overcome the virus. Addressing the necessities of the moment must ultimately be coupled with a global collaborative vision and program. If we cannot do both in tandem, we will face the worst of each.

Drawing lessons from the development of the Marshall Plan and the Manhattan Project, the U.S. is obliged to undertake a major effort in three domains. First, shore up global resilience to infectious disease. Triumphs of medical science like the polio vaccine and the eradication of smallpox, or the emerging statistical-technical marvel of medical diagnosis through artificial intelligence, have lulled us into a dangerous complacency. We need to develop new techniques and technologies for infection control and commensurate vaccines across large populations. Cities, states and regions must consistently prepare to protect their people from pandemics through stockpiling, cooperative planning and exploration at the frontiers of science.

Second, strive to heal the wounds to the world economy. Global leaders have learned important lessons from the 2008 financial crisis. The current economic crisis is more complex: The contraction unleashed by the coronavirus is, in its speed and global scale, unlike anything ever known in history. And necessary public-health measures such as social distancing and closing schools and businesses are contributing to the economic pain. Programs should also seek to ameliorate the effects of impending chaos on the world’s most vulnerable populations.

Third, safeguard the principles of the liberal world order. The founding legend of modern government is a walled city protected by powerful rulers, sometimes despotic, other times benevolent, yet always strong enough to protect the people from an external enemy. Enlightenment thinkers reframed this concept, arguing that the purpose of the legitimate state is to provide for the fundamental needs of the people: security, order, economic well-being, and justice. Individuals cannot secure these things on their own. The pandemic has prompted an anachronism, a revival of the walled city in an age when prosperity depends on global trade and movement of people.

The world’s democracies need to defend and sustain their Enlightenment values. A global retreat from balancing power with legitimacy will cause the social contract to disintegrate both domestically and internationally. Yet this millennial issue of legitimacy and power cannot be settled simultaneously with the effort to overcome the Covid-19 plague. Restraint is necessary on all sides—in both domestic politics and international diplomacy. Priorities must be established.

We went on from the Battle of the Bulge into a world of growing prosperity and enhanced human dignity. Now, we live an epochal period. The historic challenge for leaders is to manage the crisis while building the future. Failure could set the world on fire.

Mr. Kissinger served as secretary of state and national security adviser in the Nixon and Ford administrations.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top