Mặt nạ không chỉ để những ác nhân trên màn ảnh tạo ra nỗi sợ hãi hay che giấu danh tính thật của nhân vật mà còn được đạo diễn lồng ghép nhiều ý nghĩa đặc biệt.

Thông điệp ẩn sau những chiếc mặt nạ reo rắc nỗi kinh hoàng trên màn ảnh - Ảnh 1

Bộ phim Tây Ban Nha "Money Heist" đang "làm mưa làm gió" trên Netflix ở thời điểm hiện tại với nhân vật chính là một nhóm cướp bí ẩn hoạt động dưới sự chỉ đạo của nhân vật Giáo sư (The Professor). Để che giấu diện mạo thực sự của mình, các tên cướp đều trang bị những chiếc mặt nạ mang khuôn mặt của Salvador Dali - một họa sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha.

Thông điệp ẩn sau những chiếc mặt nạ reo rắc nỗi kinh hoàng trên màn ảnh - Ảnh 2

Một bài viết trên The Tate chỉ ra rằng Salvador Dali là nghệ sĩ sáng tạo thuộc phong trào ngầm lên án chế độ cầm quyền đương thời, phản bác xã hội tư bản hiện đại. Điều này hoàn toàn phù hợp với tư tưởng của nhóm cướ‌p ở "Money Heist".

Thông điệp ẩn sau những chiếc mặt nạ reo rắc nỗi kinh hoàng trên màn ảnh - Ảnh 3

Tuy vậy, cũng có ý kiến khác cho rằng việc nhóm cướp đeo mặt nạ Salvador Dali là để mỉa mai sự khờ dại của vị họa sĩ đại tài, đặc biệt là khi băng cướp hát vang ca khúc chống phát xít "Bella Ciao".

Thông điệp ẩn sau những chiếc mặt nạ reo rắc nỗi kinh hoàng trên màn ảnh - Ảnh 4

Darth Vader là tên của Anakin Skywalker trong loạt phim "Star Wars" sau khi anh gia nhập mặt tối của thần lực. Đạo diễn George Lucas từng tiết lộ, trang phục của Darth Vader lấy cảm hứng từ mũ giáp và mặt nạ hình quỷ của các chiến binh samurai Nhật Bản. Trang phục này được thiết kế không chỉ để bảo vệ, mà còn như biểu trưng cho uy quyền và sự đe dọa. 

Thông điệp ẩn sau những chiếc mặt nạ reo rắc nỗi kinh hoàng trên màn ảnh - Ảnh 5

Trong "V for Vendetta", nhân vật  V (Hugo Weaving) đeo chiếc mặt nạ Guy Fawkes và lên kế hoạch lật đổ nhà cầm quyền độc tài Anh quốc. Mặt nạ này bắt nguồn từ nước Anh và cái tên Guy Fawkes khởi nguồn từ câu chuyện từng gây chấn động lịch sử trong thế kỷ 17. Ngày 5/11/1605, Guy Fawkes ám sát vua James I và thành viên Nghị viện Anh bằng thuốc nổ. Tuy nhiên, kế hoạch bại lộ khiến ông bị kết tội phản quốc và chịu xử tử.

Thông điệp ẩn sau những chiếc mặt nạ reo rắc nỗi kinh hoàng trên màn ảnh - Ảnh 6

Hình vẽ trên mặt nạ Guy Fawkes là khuôn mặt trắng bệch với nụ cười mỉm đầy bí ẩn của một người đàn ông. Nếu nhìn kỹ chiếc mặt nạ sẽ có cảm giác khuôn mặt này thực ra không cười, mà chỉ chất chứa toàn nỗi buồn. Nhà văn Alan Moore và họa sĩ David Lloyd đã lấy cảm hứng từ Guy Fawkes để tạo thành bộ truyện tranh "V for Vendetta", nguyên tác cho bộ phim cùng tên.

Thông điệp ẩn sau những chiếc mặt nạ reo rắc nỗi kinh hoàng trên màn ảnh - Ảnh 7

Mặt nạ với hai màu trắng đen của Rorschach trong "Watchmen" (2009) thể hiện bản chất con người anh, luôn mong muốn phân định rạch ròi chính tà, không chấp nhận những âm mưu đen tối và luôn truy cầu sự minh bạch. Biểu tượng mặt nạ với vệt mực trắng đen của Roschach đã thể hiện cho cách nhìn đời của anh ta. Roschach chỉ luôn nhìn đời qua hai mảng màu ấy, không có chỗ cho những khoảng màu nhờ nhờ. Chiếc mặt nạ có vết mực biến đổi liên tục cũng thể hiện mặt tối của con người Rorschach không ngừng thay đổi.

Thông điệp ẩn sau những chiếc mặt nạ reo rắc nỗi kinh hoàng trên màn ảnh - Ảnh 8

Ra đời năm 2013, "The Purge" (Thanh trừng) xây dựng viễn cảnh trong tương lai. nơi chính phủ Mỹ cho phép tất cả tội ác được quyền “lộng hành” trong 24h được gọi là "ngày thanh trừng". Trong đó, nhóm thanh niên đeo mặt nạ cười tàn sát những người tử tế. Theo nhà sản xuất Jason Blum, chiếc mặt nạ không chỉ tạo ra cảm giác lạnh sống lưng, mà còn thể hiện sự suy đồi đạo đức của con người trong phim khi ngày một thích thú cảm giác giết chóc.

Thông điệp ẩn sau những chiếc mặt nạ reo rắc nỗi kinh hoàng trên màn ảnh - Ảnh 9

Chiếc mặt nạ đầu heo đã trở thành một trong những biểu tượng hàng đầu nhắc người ta nhớ ngay đến loạt series kinh dị nổi tiếng "Saw". Theo nhà sản xuất, chiếc mặt nạ heo thể hiện cái nhìn tăm tối của Jigsaw với thế giới – quan niệm rằng xã hội đang dần "thối rữa" như chính lớp da trên mặt nạ. Chiếc mặt nạ đại diện cho năm Hợi trong văn hóa Á Đông, năm mà kẻ sát nhân bắt đầu sáng chế những cái bẫy giết người, vì thế nó còn là một hình thức hắn "tôn vinh" công trình tra tấn của mình.

Vi An (T/h)

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top