Nếu như thông tin Go-Jek chuẩn bị vào Việt Nam à chính xác và kịch bản này xảy ra, chắc chắn sẽ có sự thay đổi đáng kể trong cuộc chiến giành thị phần mảng dịch vụ đặt xe ở Việt Nam cũng như tại khu vực Đông Nam Á trong thời gian tới.

Thông tin trên được trang DealStreetAsia của Singapore đăng tải dựa trên các nguồn tin riêng. 

Với dân số khoảng 93 triệu người và khoảng 45 triệu xe gắn máy, Việt Nam được coi là một thị trường hấp dẫn cho các dịch vụ gọi xe máy. 

Việc mở rộng tại Việt Nam cũng được cho là ít tốn kém hơn so với các nước láng giềng như Singapore và Malaysia. Go-Jek từ chối bình luận về vấn đề trên khi được liên hệ để xác nhận.

Gần cuối năm ngoái, Go-Jek từng xác định Philippines sẽ là quốc gia đầu tiên trong khu vực mà hãng này thiết lập sự hiện diện. 

Hãng này cũng từng chia sẻ với Reuters rằng hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều trong "tầm ngắm" để công ty này mở rộng hoạt động. 

Tháng 10 năm ngoái, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Go-Jek, ông Nadiem Makarim  đã tuyên bố kế hoạch mở rộng hoạt động ra 4 quốc gia thành viên của ASEAN nhưng không nói rõ các nước mục tiêu.

Phần lớn thành phố của các quốc gia Đông Nam Á đều có tỷ lệ phương tiện tham gia giao thông dày đặc, số lượng người sở hữu xe hơi chưa cao. 

Chính những yếu tố này khiến dịch vụ đặt "xe ôm" tại khu vực này trở thành một sản phẩm hấp dẫn hơn nhiều so với ở Ấn Độ hay Trung Quốc, ông Ming Maa, Chủ tịch của Grab từng chia sẻ. 

Nhận định về tiềm năng của khu vực Đông Nam Á, ông Brooks Entwistle, CEO của Uber cho rằng đây là một thị trường tăng trưởng siêu nhanh.

Việc mở rộng thị trường của Go-Jek tại Đông Nam Á được cho là nỗ lực của một startup nhằm giành thị phần tại thị trường khoảng 600 triệu người từ các "tay chơi" đang hiện hữu trên thị trường như Uber và Grab. 

Việt Nam cũng sẽ là thị trường thứ ba của Go-Jek bởi công ty này đã nắm giữ cổ phần trong hãng gọi xe Pathao của Bangladesh.

Tại Việt Nam, Uber and Grab đã bắt đầu chiếm lĩnh thị trường dịch vụ gọi xe nội địa, trong khi một số công ty trong nước cũng đã bắt đầu tham gia thị trường. 

Năm 2016, hai công ty gọi xe (Uber và Grab) đã được Bộ Giao thông Vận tải cho phép thực hiện một chương trình thí điểm 2 năm cho dịch vụ của họ. Gần đây, giai đoạn thí điểm đã được mở rộng cho đến khi có thông báo mới.

Sự xuất hiện của Uber and Grab đã thúc đẩy các công ty địa phương cạnh tranh trên thị trường. 

Ví dụ, Viettel đã ký một thoả thuận hợp tác chiến lược toàn diện để mua 30% thị phần của startup trong lĩnh vực vận tải của Việt Nam là Gonow, chính thức gia nhập thị trường gọi xe trực tuyến. 

Tuy nhiên, Gonow tập trung vào các dịch vụ cho thuê xe hơi cho các chuyến đi du lịch và các chuyến đi liên tỉnh. Ngoài ra, thị trường còn có các công ty địa phương như bao gồm 123Xe, Vivu, Rada, iMove và Go-ixe.

Theo các nhà quan sát, hiện tại, thị trường xe ôm công nghệ tại Việt Nam vẫn đang do Uber và Grab cùng chi phối, trong đó nổi bật nhất là Grab. 

Tuy nhiên, sự xuất hiện của "kỳ lân" Indonesia này được cho là sẽ gây áp lực cạnh tranh lớn cho những công ty đi trước và thị trường xe ôm công nghệ sẽ sớm được phân chia lại.

Với Go-Jek, thị trường này cũng sẽ tạo cơ hội tốt cho Go-Pay - nền tảng fintech của startup này, vì Việt Nam hiện chưa có công ty nào dẫn đầu một cách rõ ràng trong không gian fintech. 

Startup kỳ lân này có hai nhà xây dựng hệ sinh thái số là Google và Tencent trong số những người hậu thuẫn mang vốn hiểu biết từ phương Tây cho tới Trung Quốc. 

Trong khi đó, bản thân Go-Jek cũng là công ty có vị thế khá lớn trong lĩnh vực thanh toán tại Indonesia.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top