Ngày 20/4/2021, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo "Phát triển thị trường dịch vụ logistics cho doanh nghiệp"
Báo cáo về Chỉ số logistics thị trường mới nổi 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility mới công bố, cho thấy Việt Nam tăng thêm 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong Top 10 quốc gia đứng đầu.
Tuy nhiên, chi phí logistics của Việt Nam còn cao, chiếm khoảng hơn 20% GDP. Trong khi đó, mức chi phí logistics trung bình trên thế giới, chỉ khoảng 11% GDP.
Nhìn lại năm 2020, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng đây là một trong những năm khó khăn cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực logistics nói riêng, thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Mặc dù Chính phủ các nước nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa và đặc biệt ưu tiên lưu thông các loại hàng hóa thiết yếu, nhưng do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, các quy định về cách ly, giãn cách xã hội, có những thời điểm, toàn bộ hoạt động gần như bị tê liệt...
Trong cả hai trường hợp, nếu không có sự chuẩn bị tốt, các doanh nghiệp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ gặp khó khăn rất lớn để thích nghi với hoàn cảnh mới.
Theo báo cáo của ResearchAndMmarket.com (Báo cáo: "Tác động của Covid-19 đến thị trường chuỗi cung ứng và logistics theo ngành dọc (ô tô, sản phẩm tiêu dùng nhanh, y tế, năng lượng và tiện ích, máy móc và thiết bị công nghiệp), phương thức vận tải (đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải), khu vực - Dự báo toàn cầu đến năm 2021), quy mô thị trường logistics toàn cầu ước đạt 3.215 tỷ USD vào năm 2021, tăng 17,6% so với năm 2020. Điều này cho thấy ngành logistics vẫn có tiềm năng phát triển rất lớn.
Hội đồng cảng hàng không quốc tế (ACI) cũng đưa ra dự báo, Việt Nam là một trong top 10 quốc gia phát triển vận chuyển hành khách cao nhất trong giai đoạn 2018 - 2040; và định hướng mục tiêu phát triển của thị trường vận tải hàng không trong nước đến năm 2030 tăng trưởng trung bình 10% - 12%/năm.
Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, trong số hơn 4.000 doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam, có tới 95% là doanh nghiệp trong nước, nhưng hầu hết là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế.
Cùng với đó, các doanh nghiệp chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế về sân chơi.
Dẫu vậy, theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, dịch vụ logistics là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu rộng. Do đó, việc đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau, giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sẽ thúc đẩy sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tạo dựng niềm tin giữa các doanh nghiệp.
Đồng thời, hình thành mạng lưới các doanh nghiệp lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường. Tìm kiếm, chia sẻ đơn hàng, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa Việt Nam... Hoạt động này không chỉ cần sự chủ động của các doanh nghiệp mà còn cần những chính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng, cho biết nền kinh tế mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng với hơn 500 tỷ USD xuất nhập khẩu mỗi năm; quy mô vận tải hàng hóa đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt đều rất lớn đây là mảnh đất màu mỡ để các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực logistics có thể tìm kiếm cơ hội.
Cùng với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 và thương mại điện tử, vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp dịch vụ logistics và khởi nghiệp (startup) đã ứng dụng công nghệ giúp thay đổi ngành logistics lên một tầm cao mới, đồng thời, giúp chủ hàng giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, người tiêu dùng được hưởng lợi.
Post a Comment