Đọc bài: "Con dâu than với mẹ ruột rằng ở nhà chồng luôn bị đói", xin chia sẻ kinh nghiệm từ hai lần thai nghén của tôi để các bạn sinh con lần đầu đỡ bỡ ngỡ.
Tôi nghén rất nặng qua hai lần mang thai, sợ tất cả mùi thức ăn. Những buổi sáng khi thức dậy là chuỗi ngày chóng mặt, buồn nôn, người mệt rã rời không đứng vững, chỉ cần đi ngang qua nhìn chiếc quạt đang quay là tôi ngã theo, không ăn uống được gì.
Tôi xin nghỉ không lương, nằm nhà, chỉ có hai vợ chồng, chồng bảo đưa tôi về nội ngoại nhờ chăm sóc nhưng tôi chọn ở lại, nghĩ không ở đâu thoải mái bằng nhà mình. Tâm trạng tôi không tốt, không nên làm người khác ảnh hưởng theo. Tôi cố gắng vượt qua từng ngày.
Khi khám thai định kỳ, tôi nói tình trạng cho bác sĩ, được kê thêm thuốc bổ cần thiết cho mẹ bầu. Ba tháng đầu tôi sụt 3 kg, người gầy, xanh sao, cố ăn từng chút một. Chồng đi làm, tôi ở nhà cố gắng tìm cho mình niềm vui. Bước qua tháng thứ tư, tôi ăn uống trở lại được nhưng không nhiều. Mỗi buổi sáng trước khi đi làm là chồng nấu rất nhiều đồ ăn để tôi bồi dưỡng, thế nhưng tôi ăn không nhiều và rất sợ sữa. Rồi tôi đi làm trở lại, ăn uống như người bình thường, mỗi tuần ăn thêm 8 quả trứng gà ta, hột vịt lộn. Gần tháng thứ 9 đi khám thai, bác sĩ bảo thai to, hạn chế ăn uống lại. Tôi sinh em bé được 3,7 kg.
Chúng ta không nên áp lực quá về chuyện ăn uống khi bị nghén, không cần thiết phải nấu hết món nọ đến món kia mà vẫn không thể ăn được như tác giả bài viết. Khi hết nghén, chúng ta lại ăn uống cơm canh cá, thức ăn hàng ngày; quan trọng là tinh thần, thái độ, nghỉ ngơi hợp lý. Tôi có sự trợ giúp từ người chồng, anh nấu ăn kịp thời mỗi khi tôi đói, động viên rất nhiều, thêm sự cố gắng của bản thân nên việc thai kỳ diễn ra bình thường, không quá vất vả. Vài lời chia sẻ tới các bạn.
My
Độc giả gọi vào số 09 6658 1270 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc
Post a Comment