Tôi đơn phương ly hôn chồng, trong quá trình ly hôn cũng xảy ra tranh chấp con cái.

Con gái ba tuổi ở cùng ông bà ngoại từ khi sinh ra để vợ chồng tôi đi làm kinh tế. Sau ly hôn, tòa tuyên cho mẹ nuôi con, nhưng do quan điểm của chồng và gia đình nhà chồng cổ hủ, gia trưởng nên họ cố chấp, tranh đứa bé về nuôi. Tôi phải sang nội giành đứa bé về, xảy ra nhiều mâu thuẫn. Cuối cùng chồng cũng chấp nhận để tôi chăm nuôi con mà không quấy phá.

Anh sống bao đồng, luôn muốn thể hiện mình là người tốt và lương thiện, vì thế trong mắt mọi người thì anh sống có đức, tốt tính. Tuy nhiên tôi lại không cảm giác mình đang tồn tại trong gia đình vì vợ chồng không có điểm chung, không có chung mục đích sống, không có chung bất cứ điều gì. Chúng tôi sống như những người đi ở trọ, quá lâu rồi không còn quan tâm gì tới nhau. Tôi quyết định ly hôn với mong muốn chia tay trong hòa bình, ít tổn thương đến con nhất có thể.

>> Vợ chồng thường xuyên tranh cãi việc dạy con

Mọi chuyện lại không được như mong muốn của tôi. Quan điểm sau ly hôn của chồng là tôi nuôi con, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với con, anh không có bất cứ khoản trợ cấp cũng như trách nhiệm gì. Anh nghĩ đó là bình thường và đương nhiên. Anh còn cho rằng mình không có công nuôi dưỡng nhưng có công sinh thành. Còn việc anh không nuôi dưỡng con là do tôi đã ly hôn đơn phương. Quan điểm của tôi, dù có ly hôn, bố hoặc mẹ vẫn nên có một phần trách nhiệm với con cái, nếu không thể thực hiện bằng hành động thì có thể dùng vật chất để con hiểu bố không ở cùng mẹ nhưng vẫn quan tâm tới con, cần con. Tôi cho rằng một phần vật chất cũng mang lại cuộc sống tốt hơn cho con.

Nhiều người cho rằng quan điểm của tôi không đúng thực tế. Dẫn chứng là xã hội nhiều cặp ly hôn, bố hoặc mẹ đã bơ luôn con cái. Họ cho rằng không trực tiếp chăm con thì đứa con đấy không còn là của họ. Liệu tôi có sống xa quá với thực tế xã hội?

Nhung

Độc giả gọi vào số 024 7300 8899 (máy lẻ 4529) trong giờ hành chính để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc

Adblock test (Why?)

Post a Comment

 
Top