Đọc bài: "Gián tiếp khiến gia đình anh trai tan vỡ", tôi nhớ lại chuyện nhà mình, chỉ biết khóc thương cho lỗi lầm không thể tha thứ của mình.
Tôi là chị dâu cả, cũng hay than vãn và trách móc nhà chồng nặng lời. Tôi cũng nói với các em chồng: "Mẹ con chị có được gì đâu, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc". Nếu chỉ nói như vậy và nói đôi ba lần chắc em chồng, nhà chồng không bị tổn thương đến thế. Suốt 10 năm, chú ba thất bại ba lần, hai lần bệnh, chồng tôi giúp gần một tỷ đồng. Đó là điều mà khi cha mẹ chồng sắp qua đời vẫn không yên nên khuyên các con bán nhà tổ để giúp chú ba trả nợ. Nhà chồng nghèo, anh em nhà chồng đông và ai cũng không có điều kiện, việc bán nhà tổ có lẽ là cách duy nhất.
Sau khi cha mẹ mất, chú út họp gia đình và đề xuất bán nhà tổ cho chú ba trả nợ. Chồng tôi gần như gào lên đau khổ. Sau đó chú ba bán nhà và vay nợ để trả cho gia đình tôi rồi vào Nam làm công nhân. Em ruột tôi cũng gom tiền đem trả anh chị. Chồng chia gia sản, để lại bảy tỷ đồng và nhà cho tôi với hai con. Anh chỉ lấy một tỷ đồng, bỏ cả sự nghiệp để về quê trồng rau, hàng ngày thắp hương cho cha mẹ, sống im lặng từ đó. Tôi lúc đó hả hê vì có tất cả, xung quanh nhiều người ủng hộ. Đến lúc con lớn thi đỗ đại học mới xin nói chuyện với tôi như những người trưởng thành.
>> Tôi và chị dâu thương nhau như chị em ruột
Con nói, mẹ cho ăn học để sau này sống sung túc, nhỡ như con có tiền mà em con vỡ nợ, mẹ có muốn con giúp em một vài lần không, hay mẹ muốn con để mặc em? Con có tiền mà con dâu mẹ không cho con đem một phần về phụng dưỡng mẹ, mẹ có thoải mái không? Những gì cha làm với nhà nội, với em ruột của cha, với em ruột của mẹ, cũng là cách cha dạy cho con hiểu về dòng tộc. Không có anh em, không thể có dòng tộc mẹ ạ.
Khi hiểu những điều đó, tôi đã sửa sai, nhưng đã sáu năm qua rồi, giờ chưa thể cứu vãn. Lần gặp chồng cũ gần nhất, anh chỉ nói: "Không có gì hoàn hảo, hãy chấp nhận thực tế thì mới an vui".
Độc giả gọi vào số 024 7300 8899 (máy lẻ 4529) trong giờ hành chính để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc
Post a Comment